Phân biệt Cảng ICD và Cảng nước sâu trong xuất nhập khẩu

 

Cảng ICD và Cảng nước sâu là hai khái niệm rất quan trọng trong xuất nhập khẩu quốc tế. Cũng có rất nhiều người chưa phân biệt rõ ràng khái niệm Cảng ICD và Cảng nước sâu, điểm khác nhau giữa hai khái niệm này. Hôm nay qua bài viết: “Phân biệt Cảng ICD và Cảng nước sâu trong xuất nhập khẩu”, Vietlog hy vọng có thể mang đến bạn những thông tin hữu ích!

A. Cảng ICD

1. ICD là gì? Ví dụ?

– ICD (Inland Container Depot) là một loại cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trữ và xử lý hàng hóa đóng gói trong container. ICD thường được đặt tại vị trí nội địa, gần cảng biển hoặc cửa khẩu để thuận tiện cho việc xếp dỡ và chuyển container giữa cảng và nơi sản xuất hoặc nơi tiêu dùng.

– Thông thường, hàng hóa sẽ được tập trung tại cảng biển chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên diện tích của cảng biển thường bị giới hạn trong khi hàng hóa có nhu cầu làm dịch vụ thông quan và các dịch vụ liên quan lại rất cao. Thay vì chen chúc làm các thủ tục, dịch vụ tại cảng biển, doanh nghiệp có thể tiến hành ngay tại ICD để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc vận chuyển. 

– Một số cảng ICD ở Việt Nam: 

Hiện nay, hệ thống cảng ICD ở Việt Nam có khá nhiều, với một số các cảng lớn và tiêu biểu như: 

  • Cảng cạn ICD Transimex
  • Cảng cạn ICD Phước Long
  • Cảng cạn ICD Sotrans
  • Cảng cạn ICD Sóng Thần
  • Cảng cạn ICD Biên Hòa

>>> Xem thêm: NHỮNG TRANG WEB VÀ PHẦN MỀM QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG XNK

2. Một số chức năng của ICD:

  • Nơi lưu giữ các container tạm thời trước khi chúng được chuyển đến cảng và chất lên tàu.
  • Cung cấp các thủ tục thông quan về xuất khẩu và nhập khẩu, hỗ trợ làm giảm tình trạng quá tải tại cảng biển.
  • ICD đóng một vai trò rất lớn trong việc gom các lô hàng LCL (hàng lẻ), dẫn đến giảm thiểu tình trạng thiếu container trong ngành vận tải biển.
  • ICD thực hiện các hoạt động như xếp dỡ, kiểm tra, đóng gói, đổi chủ container và các dịch vụ liên quan khác.
  • Cung cấp các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng cho container vận chuyển cũng như các thiết bị được sử dụng để vận chuyển container hàng hoá.
  • Các cảng cạn có thể kiểm soát phí xuất cảnh và cũng hỗ trợ các thủ tục hành chính và tài liệu.

=> Như vậy, ICD là một phần quan trọng của hệ thống logistics quốc tế. Đóng góp vào việc tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu.

3. Lưu ý quan trọng

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa khái niệm ICD và Cảng nước cạn và cho hai khái niệm này là một. Tuy nhiên bản chất vẫn có sự khác biệt.

– ICD bản chất là một loại cơ sở lưu trữ và xử lý hàng hóa đóng gói trong container, thường được đặt tại vị trí nội địa gần cảng biển hoặc cửa khẩu để thuận tiện cho việc xếp dỡ và vận chuyển container giữa cảng và nơi sản xuất hoặc nơi tiêu dùng.

-Trong khi cảng nước cạn là một loại cảng nằm ở vùng đất cao hơn mực nước biển thông thường. Nơi đây có đường kết nối nội địa đến biển thông qua hệ thống sông, kênh hoặc đập chứa nước.Không nằm trực tiếp ven biển như các cảng biển thông thường, mà hàng hóa và tàu thuyền được vận chuyển đến cảng thông qua hệ thống đường thủy nội địa.

=> ICD và cảng nước cạn có mục đích và chức năng khác nhau trong hoạt động vận chuyển hàng hóa. ICD tập trung vào xử lý và lưu trữ container, trong khi cảng nước cạn đảm nhận vai trò của một cảng thông thường như xếp dỡ hàng hóa, quản lý tàu thuyền và cung cấp dịch vụ hậu cần khác liên quan đến hoạt động cảng biển.

B. Cảng nước sâu

1. Cảng nước sâu là gì? Ví dụ?

Cảng nước sâu được định nghĩa là các cảng có độ sâu luồng lạch đủ lớn để tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn; bao gồm cả tàu container siêu lớn (ULCV – Ultra Large Container Vessel). Các cảng này thường được xây dựng tại các vùng biển hoặc cửa sông lớn với điều kiện tự nhiên thuận lợi.

– Một số cảng nước sâu nổi tiếng trên thế giới:
  • Cảng Thượng Hải (Trung Quốc): Tọa lạc tại trung tâm kinh tế của Trung Quốc. Với độ sâu luồng lạch 15-20m; tiếp nhận tàu container cỡ lớn với sức chở hơn 20.000 TEU.
  • Cảng Singapore (Singapore): Nằm tại giao điểm của các tuyến hàng hải châu Á và quốc tế. Với độ sâu luồng lạch 16m; có khả năng tiếp nhận các tàu container siêu lớn.
  • Cảng Jebel Ali (Dubai, UAE): Trung tâm vận tải của Trung Đông. Với độ sâu luồng lạch 17m, phục vụ các tàu container siêu lớn với sức chở hơn 19.000 TEU.
– Một số cảng nước sâu lớn tại Việt Nam:
  • Cảng Cái Mép- Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu):  Đây là một trong những cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 214.000 DWT. Đây là cửa ngõ xuất nhập khẩu chính của khu vực phía Nam. Kết nối trực tiếp với các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.
  • Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng):  Là cảng nước sâu hiện đại nhất khu vực miền Bắc, đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Cảng được thiết kế để tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 100.000 DWT.
  • Cảng Cần Giờ (Tp. HCM): Đây là dự án siêu cảng nước sâu tại TP.HCM, được thiết kế để tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 250.000 DWT. Dự kiến khởi công vào năm 2025.

2. Đặc điểm của cảng nước sâu

  • Vị trí chiến lược: gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi kết nối với các khu công nghiệp, trung tâm sản xuất lớn. Giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển.
  • Độ sâu luồng lạch: độ sâu tối thiểu từ 12m đến hơn 20m. Phù hợp với yêu cầu của tàu có trọng tải lớn như tàu container cỡ lớn hoặc tàu chở dầu.
  • Cơ sở hạ tầng: có chiều dài lớn và khả năng chịu tải cao. Trang bị hệ thống cẩu, bốc xếp tự động và thiết bị xử lý hàng hóa,… tiên tiến và hiện đại.
  • Tiếp nhận tàu tải trọng lớn: khả năng tiếp nhận các tàu có sức chở từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn tấn.

3. Một số chức năng quan trọng

  • Kết nối tuyến hàng hải quốc tế: Là đầu mối quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam đến với các thị trường lớn.
  • Giảm chi phí vận chuyển: Nhờ khả năng tiếp nhận tàu lớn, cảng nước sâu giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị hàng hóa.
  • Thúc đẩy xuất nhập khẩu: giúp hàng hóa Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
  • Thu hút đầu tư nước ngoài: cảng nước sâu hiện đại là một trong những yếu tố thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là các khu công nghiệp lớn.

C. Phân biệt ICD và Cảng nước sâu 

 

STT TIÊU CHÍ CẢNG ICD CẢNG NƯỚC SÂU
1 Vị trí ICD thường được đặt tại vị trí nội địa, gần cảng biển hoặc cửa khẩu. Cảng nước sâu thường được xây dựng tại các vùng biển hoặc cửa sông lớn với điều kiện tự nhiên thuận lợi. 
2 Đặc điểm

+ Diện tích của một hệ thống cảng ICD tương đối lớn.

+Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ tối đa cho việc xếp dỡ cũng như bảo quản hàng hoá.

+  Cảng ICD thường được kết nối với cảng biển qua đường sắt, đường bộ hoặc các phương tiện vận tải khác.

+ Diện tích rộng lớn

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc thù nhằm tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn

3 Vai trò

+ Xử lý hàng hóa container, bao gồm việc vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho hàng hóa.

+ Giảm tải cho các cảng biển.

=> Đóng góp vào việc tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa.

+ Tiếp nhận các tàu cỡ lớn, bao gồm các tàu container quốc tế có tải trọng lớn, mà các cảng thông thường không thể tiếp nhận được.

+ Xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp từ tàu ra cảng.

+Là đầu mối quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

=> Là “ cửa ngõ” của haotj động xuất nhập khẩu, “trái tim” của kinh tế biển.

4 Loại hàng hoá Thường xử lý hàng hóa container, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu trong nội địa. Cảng nước sâu chủ yếu phục vụ các tàu lớn. Đặc biệt là tàu container cỡ lớn, tàu chở hàng rời, tàu chở dầu và các tàu khác có kích thước và trọng tải lớn.

D. Kết luận

Việc nắm bắt và hiểu rõ hai loại hình cảng trong hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố then chốt giúp bạn giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Hy vọng qua bài viết: “ Phân biệt Cảng ICD và Cảng nước sâu trong xuất nhập khẩu” , VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

CHI TIẾT QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY LOGISTICS

CHI TIẾT QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ LOGISTICS

   Nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào thế kỷ XXI, kỷ nguyên của hội nhập và phát triển. Tại Việt Nam, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng lớn. Với điều kiện thuận lợi sẵn có, xuất khẩu trong tương lai sẽ trở thành hoạt động chủ lực để phát triển, nâng cao giá trị nền kinh tế. Đặc biệt là khi nói đến ngành  giao nhận vận tải hàng hóa. Nói một các khác ngành giao nhận vận tải hàng hóa là một  chiếc cầu nối giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu thụ. Đây là một hoạt động phụ trợ có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu.

Vì vậy, hôm nay VIETLOG sẽ giới thiệu cho các bạn “ CHI TIẾT QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN”. Mời các bạn cùng theo dõi!

I. Quy trình chung giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển 

Bước 1. Đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ 

Công ty xuất khẩu và công ty forwarder trao đổi về nội dung các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ như trách nhiệm của mỗi bên, những thủ tục hải quan cần thực hiện, chi phí dịch vụ và chi phí thủ tục hải quan…. Sau khi đã thống nhất tất cả các điều kiện, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. 

Bước 2.  Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa

 Nhà xuất khẩu sẽ chuẩn bị hàng hóa theo như thỏa thuận về số lượng, chất lượng quy cách đóng gói… trên hợp đồng ngoại thương.

Bước 3.  Đặt chỗ với hãng tàu, Book tàu 

Khi hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn sàng để giao cho nhà nhập khẩu, tiến hàng đặt booking với hãng vận chuyển. Khi đặt chỗ với đơn vị vận chuyển (lines) thì cần lưu ý về các yếu tố như: thời gian giao hàng, thời hạn cuối cùng hoàn thành thủ tục hải quan, phí DEM, DET, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng, …Tùy theo điều kiện Incoterms và thỏa thuận giữa hai bên để xác định người mua hay người bán là người chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải quốc tế. 

Bước 4.  Nhận Booking note + lệnh cấp container rỗng 

Sau khi đã thống nhất được thông tin đặt chỗ thì hãng tàu sẽ gửi cho chúng ta: Booking note, Lệnh cấp container rỗng, Seal container. Sau đó đi lấy cont rỗng về kho riêng đóng hàng hoặc đóng hàng tại bãi. 

Bước 5.  Đóng hàng 

Trong bước này thì việc đóng hàng có thể được thực hiện tại cảng hoặc tại kho 

Đóng hàng tại cảng: Đối với các doanh nghiệp không có kho riêng hoặc kho quá xa cảng thì thường chọn đóng hàng tại cảng. Mục đích để tiết kiệm chi phí và đảm bảo cho việc không trễ thời gian cut-off. Hàng hóa sẽ được tập trung ở cảng, tất cả hàng hóa lần lượt được đóng vào container. 

Đóng hàng tại kho: Kéo cont rỗng về kho riêng để tiến hành đóng hàng. Sau khi hoàn tất đóng hàng, doanh nghiệp sẽ mang hàng ra khu vực tập kết hàng hóa để thực hiện các thủ tục hải quan tiếp theo. 

Bước 6.  Nhận Invoice, Packing list từ khách hàng 

Dựa vào Hợp đồng, các thông tin book tàu đã có và thông tin các chi tiết đóng hàng mà bộ phận kho đưa. Nhà xuất khẩu tiến hành lập invoice, packing list cho lô hàng. Sau đó gửi cho chúng ta để hoàn thành các thủ tục hải quan còn lại. 

Bước 7.  Hạ bãi 

Sau khi đóng hàng xong, tiến hành niêm chì vào then chốt ở cửa container và chụp hình lại xác nhận hàng đã được đóng. Khi có lệnh vận chuyển, tài xế xe cont sẽ vận chuyển container đã đóng hàng đến khu vực hạ bãi chờ xuất theo quy định. 

Bước 8.  Khai báo Hải quan điện tử- đóng thuế (nếu có)

 Khi nhận đầy đủ chứng từ, tiến hành khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS5-VNACCS. Ở bước này, đặc biệt cẩn trọng trong khai báo ở từng mục thông tin, nếu xảy ra sai sót sẽ phát sinh nhiều chi phí sửa tờ khai. Nặng nhất là hàng hóa không được lên tàu đúng như dự kiến hay còn gọi là bị roll hàng. Nếu lô hàng có thuế thì tiến hành đóng thuế luôn. Thường, hàng xuất khẩu thì đa phần các mặt hàng không chịu thuế.

Bước 9.  Làm SI, VGM gửi cho hãng tàu 

Khách hàng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho mình như hình ảnh container (tare weight, max gross, số container), số seal, invoice, packing list để tiến hành nộp SI/VGM. Tùy theo nhu cầu khách hàng lấy Master Bill of lading hay House Bill of lading mà cung cấp chi tiết SI làm bill phù hợp cho hãng tàu. 

Bước 10. Thanh lý tờ khai, vào sổ tàu 

Khi tờ khai hải quan đã được phân luồng, chúng ta tiến hành các thủ tục hải quan tại cảng. Có ba trường hợp xảy ra như: tờ khai luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.  

Luồng xanh: Thanh lý tờ khai hải quan và đăng kí xuất tàu. Thanh lý tờ khai hải quan và đăng kí xuất tàu trên Eport (chỉ áp dụng đối với các cảng thuộc hệ thống cụm cảng Cát Lái và SP-ITC)  

Luồng vàng: Xuất trình bộ chứng từ cho hải quan đăng ký tờ khai để kiểm tra thực tế. Sau khi kiểm tra, nếu thấy hợp lệ thì hải quan sẽ cho thông quan tờ khai. Sau đó, thanh lý tờ khai hải quan và đăng kí xuất tàu tương tự như luồng xanh.  

Luồng đỏ: Xuất trình bộ chứng từ cho hải quan đăng ký tờ khai kiểm tra tương tự như luồng vàng. Sau khi đối chiếu sẽ chuyển hồ sơ qua cho hải quan kiểm hóa.  

Nếu sau kiểm hóa tất cả đều đúng thì sẽ tiến hành thông quan hàng hóa. Sau đó tiếp tục thanh lý tờ khai hải quan và đăng kí xuất tàu

Bước 11.  Lấy MBL hãng tàu, phát hành HBL 

Kiểm tra các thông tin trên Draft bill of lading do hãng tàu gửi. Sau khi thống nhất tất cả thông tin thì xác nhận để hãng tàu phát hành MBL. Sau thời gian đã xác nhận B/L, mà có phát sinh chỉnh sửa nội dung của B/L thì chúng ta sẽ bị “Charge” phí điều chỉnh B/L, tầm khoảng trên dưới 40USD/lần tùy hãng tàu). Khi nhận được MBL thì tiến hành phát hành HBL, gửi cho khách hàng. 

Bước 12.  Chuẩn bị các chứng từ khác (Bảo hiểm, C/O, Fumi, Phyto, …) 

Nếu mặt hàng của bạn thuộc danh sách hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, hun trùng… thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin cấp giấy phép, giấy chứng nhận hợp lệ theo quy định cũng như yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Bước 13. Tổng hợp bộ chứng từ gửi khách hàng 

Sau khi hàng hóa đã được lên tàu, kiểm tra chứng từ và giao bộ chứng từ cho khách hàng, bao gồm:  Hợp đồng ngoại thương, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Tờ khai hải quan, Booking, Mã vạch, Bill of lading, Các chứng từ khác như C/O, Phyto, Fumi. Đồng thời, công ty cũng lưu trữ lại bộ chứng từ để sau này có thể đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết. 

Bước 14.  Quyết toán phí dịch vụ với khách hàng 

Công ty tổng hợp đầy đủ các chi phí phát sinh, thông báo cho nhà xuất khẩu để tiến hành thanh toán các khoản phí.

II. KẾT LUẬN

Trên đây là chi tiết các bước trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, nếu có thắc mắc gì thì đừng ngần ngại để lại bình luận cho Vietlog biết nha

WTO VÀ TÁC ĐỘNG NÓ ĐẾN LOGISTICS VIỆT NAM

 

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế. Một trong những ngành cho thấy sự chuyển mình lớn nhất chính là logistics . Tự do hóa thương mại và các cam kết mở cửa thị trường của WTO đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, cũng không thiếu thách thức mà ngành này phải đối mặt. Vậy WTO và tác động của nó đến logistics Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Vietlog  tìm hiểu trong video này nha!

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ WTO

– Trước hết WTO ( World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới là tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Với mục tiêu điều chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. WTO có 166 thành viên, chiếm hơn 98% thương mại toàn cầu.

– Ngay từ khi ra đời mục tiêu của WTO là tự do hóa thương mại, tạo hệ thống pháp lý chung, thúc đẩy sản xuất, thương mại, nâng cao mức sống và tạo việc làm. Cùng với đó là một số nguyên tắc hoạt động bao gồm:

  1. Thứ nhất: Không phân biệt đối xử: Áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) để đảm bảo công bằng thương mại.
  2. Thứ 2: Tự do hóa thương mại: Loại bỏ dần rào cản thuế quan và phi thuế quan, mở cửa thị trường.
  3. Thứ 3: Cạnh tranh công bằng: Ngăn chặn trợ giá và cạnh tranh không lành mạnh.
  4. Và cuối cùng là Ưu đãi cho nước đang phát triển: WTO áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan và linh hoạt nghĩa vụ cam kết.

>>>Xem thêm: NHỮNG TRANG WEB VÀ PHẦN MỀM QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG XNK

– Kể từ khi ra đời cho đến nay, WTO đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại thế giới, giúp 

  • Giám sát và thực thi hiệp định thương mại
  • Nơi diễn ra các diễn đàn đàm phán thương mại
  • Giải quyết tranh chấp thương mại
  • Giám sát chính sách thương mại quốc gia

II. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Dưới những tác động tích cực của WTO đối với các quốc gia thành viên, năm 1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, trải qua 11 năm đàm phán với nhiều vòng thảo luận, đặc biệt với EU và Hoa Kỳ Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến ngày 11/1/2007, các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên WTO chính thức có hiệu lực.

–  11 năm đàm phán với vô vàn những thách thức đã chứng minh sự nỗ lực của Việt Nam để đáp ứng các điều kiện gia nhập đầy khắt khe.

  • Cắt giảm thuế nhập khẩu, kể cả với các mặt hàng nhạy cảm như thuốc lá.
  • Cải cách hệ thống luật pháp, ban hành hơn 100 luật để phù hợp với quy định của WTO.

=> Thực tế cho thấy việc gia nhập WTO là bước ngoặt quan trọng tác động đến Logistics Việt Nam. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. 

III. VẬY ĐÂU LÀ CƠ HỘI CHO NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM?

  • Thứ nhất, từ khi gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng vọt. Điều này giúp nền kinh tế VN nói chung và ngành Logistics nói riêng tăng trưởng, đảm bảo giữ được GDP tăng trưởng dương.
  • Thứ 2, Tạo điều kiện cho VN tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do-FTA. Là cơ sở quan trọng giúp ngành Logistics VN phát triển mạnh mẽ.

 Cụ thể hiệp định  EVFTA: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU. Đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU

+  Hiệp định điều chỉnh nhiều vấn đề như: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại,…

+ Hiệp định giúp VN cải thiện nhiều mặt như: Thông qua liên kết sản xuất với doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của EU và toàn cầu, được chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý,…

  • Thứ 3: Giúp VN có tiềm năng lớn trở thành trung tâm Logistics của khu vực và thế giới. Đưa VN trở thành điểm sáng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
  • Thứ 4: Nâng cao hình ảnh VN trên trường quốc tế. Điều này giúp các DN Logistics VN có khả năng thu hút vốn FDI lớn

IV.  MỘT SỐ THÁCH THỨC

– Thứ nhất: Trong phạm vi quốc gia:

  • “Cá lớn nuốt cá bé”
  • Áp lực lớn trong việc đào tạo đủ và kịp thời nhân lực chất lượng cao. 

 Cụ thể:Tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 sáng 31/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết: “nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành logistics còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là thiếu các nhân sự logistics trình độ cao, có năng lực ứng dụng và triển khai các công nghệ mới tại các doanh nghiệp”.

  • Phải bỏ ra chi phí lớn để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại,…

– Thứ 2: Trong phạm vi quốc tế:

  • Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN nước ngoài. Sự canh tranh gay gắt làm thu hẹp số lượng các DN Logistics của VN
  • Sự phức tạp trong quy định pháp lý, thủ tục.Cũng tại hội nghị này Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung nhấn mạnh  “chính sách, thể chế đối với ngành logistics còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa có khung khổ pháp lý đầy đủ đối với ngành logistics.”

V. Kết luận

 Như vậy, trước những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành Logistics Việt Nam, việc không ngừng cải cách để tìm ra hướng đi mới và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Logistics trẻ tài năng là một giải pháp thực tế và cấp thiết. . Hy vọng qua bài viết: “WTO VÀ TÁC ĐỘNG NÓ ĐẾN LOGISTICS VIỆT NAM” , VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

 

NHỮNG TRANG WEB VÀ PHẦN MỀM QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG XNK

 

 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), việc nắm bắt và ứng dụng các công cụ trực tuyến và phần mềm hỗ trợ là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Những trang web và phần mềm này không chỉ giúp bạn khai báo hải quan, tìm kiếm khách hàng, hãng tàu, tra cứu lịch tàu, tra cứu HS code,…và nhiều những giá trị quan trọng khác. Vậy làm sao để biết “ Những trang web và phần mềm quan trọng trong hoạt động XNK?”. Hôm nay, hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết này nha!!

I.Hệ thống những trang Web quan trọng

1.Web của Tổng cục hải quan

– Địa chỉ: https://customs.gov.vn

– Đây là trang web chính thống của Cục Hải quan Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

Mục đích và chức năng chính:

+ Hệ thống DVCTT:  hướng dẫn thủ tục, Đăng ký tài khoản, Nộp hồ sơ trực tuyến

+ Hệ thống  VNACCS/VCIS: gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử (e-Declaration); Manifest điện tử (e-Manifest); Hóa Đơn điện tử (e-Invoice); Thanh toán điện tử (e-Payment); C/O điện tử (e-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát.

Hệ thống VNACCS sử dụng cho mục đích chính là thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. 

+ Cổng thanh toán điện tử: Nộp thuế điện tử 24/7, Tra cứu nộp thuế, tra cứu nợ thuế,…

+ Các dịch vụ công khác: Tra cứu thông tin tờ khai, Tra cứu biểu thuế,Danh mục hàng hoá XNK, In mã định danh hàng hoá,…

2. VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) 

– Địa chỉ: https://covcci.com.vn/

– Là trang web chính thống của đơn vị thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Mục đích và chức năng chính:

+ Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) không ưu đãi 

+ Chứng thực chứng từ thương mại.

 

3. Web xin cấp C/O ở Bộ công Thương:

 https://ecosys.gov.vn/

– Là trang web chính thống được Bộ công thương triển khai xây dựng

Mục đích và chức năng chính: trực tiếp cấp toàn bộ các Form C/O ưu đãi.

4. Bộ Công Thương: 

Địa chỉ : https://moit.gov.vn/

– Là trang web chính thống của Bộ công thương

– Mục đích và chức năng chính:

+ Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến: Hướng dẫn cài đặt chữ ký số, Hướng dẫn đăng ký tài khoản doanh nghiệp,…

+ Hệ thống các văn bản pháp luật : bao gồm những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực XNK

+ Và còn nhiều những chức năng chính khác cho hoạt động XNK.

5. Các trang web tìm kiếm khách hàng:

+ Alibaba: Nền tảng thương mại điện tử B2B lớn nhất thế giới. Alibaba là một trong những trang web lớn nhất dành cho kết nối doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Alibaba.com

+Globalsources http://www.globalsources.com: Website tại Trung Quốc, nó có một hệ thống cơ sở dữ liệu rất lớn của Châu Á; nó là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm khách hàng hoặc đối tác tiềm năng của bạn đến từ châu Á.

+ Made-in-China: Nền tảng chuyên về sản phẩm của Trung Quốc.

+ TradeKey http://www.tradekey.com: Website B2B TradeKey có gốc từ Ả Rập và đã nhanh chóng trở thành 1 trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới.

+ Manta http://www.manta.com: Được khởi tạo tại Mỹ, Manta không phải là một thị trường B2B thực sự. Thay vào đó, nó cung cấp hồ sơ công ty cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp.

+ Buyer Zone http://www.buyerzone.com: Trang web B2B tại Anh, đây là thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+Kelly Search http://www.kellysearch.com: Một trong những website tìm kiếm hàng đầu của các nhà sản xuất tại Hoa Kỳ, Kelly tìm kiếm dẫn trực tiếp tới website B2B ở Anh Quốc, Đức, Hà Lan, và Ấn Độ.

+ Asianne thttp://www.asiannet.com: Các trang web B2B đến từ châu Á.

6. Trang web dịch vụ công trực tuyến 

– Địa chỉ: https://pus.customs.gov.vn/

– Đây là trang web dịch vụ công trực tuyến HQ 36a, thuộc Tổng cục Hải quan

– Mục đích và chức năng chính: Hỗ trợ các hoạt động thủ tục hải quan.

7. Trang web tra cứu lịch tàu: 

+ Website https://shippingschedule.com.vn/ : cung cấp các tiện ích như Tra cứu HS, Kiểm tra số container, Biểu phí hãng tàu, Biểu phí nâng hạ,…

+ Website https://www.marinetraffic.com, https://www.track-trace.com/ :

Track & Trace sẽ là giải pháp trả lời những thắc mắc tựa như:

* Hàng hóa của tôi hiện tại đang ở đâu rồi?

* Liệu bao giờ hàng sẽ đến nơi?

* Tình hình giao nhận hàng hóa hiện tại như thế nào?

8. Website của Cảng

– Một số Website của Cảng có thể kể đến như: 

+https://saigonnewport.com.vn/:  Website của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

+ https://eport.haiphongport.com.vn/:  Website của Cảng Hải Phòng

+ https://eport.tcit.com.vn/:  Website của Tân Cảng- Cái Mép

https://eport.vict-vn.com/: Website tra cứu Lệnh giao hàng điện tử-eDO,  tra cứu phiếu giao nhận Container EIR, Tra cứu lịch tàu, Tra cứu Container

9. Website hãng tàu:

 + https://hapag-lloyd.com/ : Website của hãng tàu Hapag- lloyd

+http://www.cma-cgm.com/ : Website của hãng tàu CMA-CGM

+ https://www.cosco.com/ : Website của hãng tàu Cosco

+ https://www.msc.com/: Website của hãng tàu MSC

+ https://www.maersk.com/ : Website của hãng tàu Maersk

+ https://vn.one-line.com/: Website của hãng tàu One-line

+http://www.evergreen-marine.com/ : Website của hãng tàu Evergreen-Marine

+ https://www.yangming.com.  : Website của hãng tàu Yangming.

II. Hệ thống phần mềm hỗ trợ quan trọng

1. Phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

+ Phần mềm Mona Logistics: 

 Phần mềm giúp hỗ trợ trong công việc theo dõi những đơn hàng qua các thông số cách chi tiết, hàng về đến kho thì phần mềm sẽ tự động báo về phần mềm ngay lập tức.

+ Phần mềm quản lý logistics Bytesoft

Phần mềm Bytesoft để có thể hỗ trợ và giảm tải lượng công việc của ngành nghề

+ Phần mềm quản lý vận tải – container Best Gear

Phần mềm quản lý cách chặt chẽ tránh được những sự rủi ro thất thoát trong quá trình di chuyển.

+ Phần mềm Logistics Winta

Logistics Winta là phần mềm quản lý vận tải rất phổ biến và thông dụng tại Việt Nam. Phần mềm sử dụng nền tảng cơ sở dữ liệu SQL-Server và .net.

+…Và còn nhiều các phần mềm hữu ích khác.

2. Phần mềm khai báo hải quan:

+ VNACCS: Phần mềm khai báo hải quan điện tử chính thức của Việt Nam.

+ FPT.Customs:  Một trong những phần mềm khai báo hải quan phổ biến khác.

– Dịch vụ khai hải quan điện tử FPT được Tổng cục Hải quan cấp chứng nhận hợp chuẩn 05/2012, nhận giải Sao Khuê Tháng 6 năm 2011 cho Sản phẩm phần mềm ưu việt.

– Mục đích và chức năng chính: hỗ trợ thực hiện các thủ tục kê khai thuế qua mạng,  FPT hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khai hải quan điện tử thông qua dịch vụ Hải quan Điện tử FPT.

3. Các phần mềm hỗ trợ khác:

Excel: Sử dụng để quản lý dữ liệu, tính toán, tạo báo cáo.

Word: Sử dụng để soạn thảo các văn bản, hợp đồng.

PowerPoint: Sử dụng để trình bày các báo cáo, thuyết trình.

III. Kết luận 

Việc nắm bắt và ứng dụng các công cụ trực tuyến và phần mềm hỗ trợ là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Hy vọng qua bài viết: “ NHỮNG TRANG WEB VÀ PHẦN MỀM QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG XNK” , VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

HÀNG LẺ, HÀNG RỜI, HÀNG CONT- BẠN ĐÃ HIỂU RÕ SỰ KHÁC BIỆT ?

Trong ngành logistics, việc nhầm lẫn giữa hàng lẻ (LCL) và hàng rời (Bulk Cargo) và hàng nguyên container là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt cả về cách thức vận chuyển, đặc điểm hàng hóa lẫn cơ sở hạ tầng cần thiết. Hãy cùng VIETLOG  làm rõ hàng lẻ, hàng rời và cả hàng nguyên container nhé .

1.Hàng rời là gì?

 Hàng rời là loại hàng hóa không được đóng gói cụ thể trong bao bì, kiện hàng riêng biệt. Mà thường được khai thác dưới dạng rời. Tức là trực tiếp đổ vào và lưu trữ trong các thùng container hoặc các khoang hàng của phương tiện vận tải như: tàu thủy, xe tải, hoặc tàu hỏa.

Lưu ý : Hàng rời thông thường là: than đá, quặng, ngũ cốc, vật liệu xây dựng và hàng cắt lát, hàng xá, hàng phế liệu,…

 

2.Hàng lẻ ( LCL ) là gì ?

Giả sử bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc  muốn gửi một lô hàng hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ. Tuy nhiên, lượng hàng của bạn không đủ lớn để điền đầy một container tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng LCL.

Hàng lẻ là thuật ngữ dùng để chỉ các đơn hàng gửi số lượng hàng ít, không đủ đóng hết nguyên container (Less than Container Load – LCL).
Để vận chuyển hàng lẻ, các công ty dịch vụ logistics thường thu gom và kết hợp nhiều đơn hàng lẻ từ các khách hàng khác nhau đóng vào chung một container.

3.Hàng nguyên container là gì ? 

Thay vì LCL là hàng lẻ . Là hàng không đủ để đóng vào 1 cont nên phải đóng chung với cont của nhiều hàng từ nhiều chủ khác nhau .
Thì hàng container, hay còn gọi là hàng nguyên container (Full Container Load – FCL): là hình thức vận chuyển mà hàng hóa được đóng đầy trong một container tiêu chuẩn. Đây có thể là một kiện hàng lớn hoặc sự kết hợp của nhiều kiện hàng nhỏ từ cùng một chủ hàng.

>>>Xem thêm : PHÂN BIỆT HÀNG FREEHAND VÀ HÀNG NOMINATED

4.So sánh hàng rời, hàng lẻ và hàng container.

Đặc điểm
Hàng rời
Hàng lẻ
Hàng container
Đóng gói

Sản phẩm không được đóng gói trong bao bì, kiện hàng riêng biệt.

Thường được vận chuyển ở dạng đổ đống hoặc rời rạc : than , quặng , ngũ cốc..

Hàng hóa được đóng gói cẩn thận theo kiện hàng riêng lẻ ( hộp, thùng , pallet ).

Mỗi kiện đều có bao bì riêng biệt và ghép chung với containe của nhiều chủ khác nhau.

Hàng hóa được đóng gói trong bao bì riêng cho từng kiện hàng vào hẳn 1 container. Chứ không ghép hàng 
Phương tiện chứa hàng
Container hoặc khoang hàng của xe tải, tàu thủy , tàu hỏa. Trong container ghép chung . Trong container
Loại hàng hóa
Hàng hóa nhiều chi tiết nhỏ, không kích thước cố định : than quặng ngũ cốc , vật liệu xây dựng, hàng cắt lát, hàng xá, hàng phế liệu,… không bao bì. Có thể bất kì loại hàng hóa nào từ nguyên liệu đến hàng tiêu dùng. Có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào, từ nguyên liệu đến hàng tiêu dùng.
Bố trí phương tiện làm hàng
Thiết bị chuyên dụng như băng tải, gầu xúc, đường ống ( với chất lỏng hoặc ngũ cốc ). Phương pháp xếp dỡ nhanh , xử lí hàng số lượng lớn.

Yêu cầu thiết bị hỗ trợ phân loại kiện hàng trong kho .

Phải có nhân công hoặc máy móc xếp dỡ từng kiện hàng vào cont .Vì hàng lẻ của nhiều chủ  tránh nhầm lẫn hoặc hư hỏng.

Xe cẩu, cẩu container hoặc thiết bị đặc biệt xếp / dỡ cont nguyên chiếc .
Chi phí vận chuyển
Thấp hơn 1 tí. Do không cần đóng gói và sử dụng phương tiện chuyên dụng khối lượng lớn. Phí dựa trên khối lượng hoặc thể tích ( bulk rate ) Tiết kiệm hơn FCL vì phí dựa trên thể tích hoặc CBM Tổng chi phí cao hơn, vì thuê nguyên cont ( dù có lấp đầy hay không )
Thời gian vận chuyển và xử lí
Nhanh do không cần đóng gói và phân loại. Chậm hơn 1 tí vì phải chờ ghép hàng. Nhanh hơn vì không cần chờ ghép hàng.
Sự bảo vệ Cần biện pháp để bảo vệ hàng hóa, tránh hao hụt, rủi ro, thời tiết. Vẫn được bảo vệ nhưng rủi ro từ hàng khác trong container Hàng trong Container được bảo vệ. Cũng như giảm thiểu nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát.

5.Kết luận

Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

Điểm khác biệt giữa quy trình phát hành HBL và MBL cho khách hàng

Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế, việc hiểu rõ quy trình phát hành HBL và MBL là yếu tố quan trọng để đảm bảo hàng hóa được xử lý một cách hiệu quả. Vậy hãy cùng Vietlog tìm hiểu về khác biệt giữa hai quy trình này nhaaa.

 1.Quy trình phát hành HBL cho khách hàng.

  • HBL: Phát hành bởi Forwarder, gửi cho nhà xuất khẩu.
  • MBL: Phát hành bởi hãng tàu, gửi cho Forwarder.
Bước 1  Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và hồ sơ

Nhà xuất khẩu ( bên có hàng nhưng không có phương tiện vận chuyển hoặc không đủ hàng để book hãng tàu thì sẽ thông qua một công ty Logistics hoặc Fowarder), chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan sẽ giao lô hàng này cho FWD .

Bước 2  Phát hành HBL cho nhà xuất khẩu
  •  Forwarder tiến hành nhận hàng từ nhà xuất khẩu và làm các thủ tục xác nhận hàng hóa.
  •  Phát hành HBL (House Bill of Lading) cho nhà xuất khẩu, là vận đơn do Forwarder cung cấp để xác nhận việc nhận hàng từ shipper.
Bước 3. FWD book chỗ với hãng tàu

 Forwarder gom hàng từ nhiều khách hàng để book chỗ với hãng tàu (LCL hàng lẻ) hoặc đặt cả container (FCL – hàng nguyên).

Bước 4 Hãng tàu phát hành MBL (Master Bill of Lading) cho Forwarder để xác nhận  việc nhận hàng từ Forwarder.
Bước 5.Tổng hợp chứng từ và gửi cho đầu nhập khẩu

Forwarder tại đầu xuất tổng hợp thông tin từ HBL + MBL (vận đơn đường biển) và gửi toàn bộ bộ chứng từ cho FWD đầu nhập khẩu trước khi hàng đến (thường gửi qua máy bay hoặc chuyển phát nhanh).

 Bước 6: Thông báo hàng đến (A/N) từ hãng tàu

Khi hàng đến cảng nhập khẩu, hãng tàu sẽ phát hành thông báo hàng đến (A/N) và gửi cho FWD đầu nhập khẩu.

Bước 7 Thanh toán chi phí

FWD đầu nhập khẩu nhận được B/L gốc và bộ chứng từ xuất khẩu từ FWD đầu xuất khẩu. Sau khi kiểm tra các chứng từ, FWD đầu nhập khẩu thông báo chi phí Local Charges và các phụ phí phát sinh cho nhà nhập khẩu để họ chuẩn bị thanh toán..

Bước 8. Tiến hành nhận hàng

 FWD sẽ kiểm tra tờ vận đơn và thông báo release hàng từ đầu xuất sẽ phát hành và giao D.O ( Lệnh giao hàng ) và chứng từ gốc cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan và lấy hàng tại cảng.

2.Quy trình phát hành  MBL cho khách hàng.

  • Điểm khác biệt so với khi phát hành HBL cho khách hàng .

    HBL book chỗ cho hàng LCL và FCL đều được nhưng mà phải book qua công ty trung gian. Riêng MBL (Master Bill of Lading) là hóa đơn chỉ book chỗ vận chuyển cho hàng nguyên container (hàng FCL). MBL được phát hành trực tiếp bởi hãng tàu và gửi thẳng cho nhà xuất khẩu, không thông qua công ty trung gian (Forwarder). Vì vậy, MBL cùng với hóa đơn và chứng từ gốc liên quan sẽ được nhà xuất khẩu gửi thẳng sang nhà nhập khẩu.


    Bước 1 Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và hồ sơ

    Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và các hồ sơ cần thiết. Sau đó, họ liên hệ trực tiếp với hãng tàu để book chỗ vận chuyển cho hàng nguyên container (FCL).

    Bước 2 Hãng tàu phát hành MBL (Master Bill of Lading)

    Sau khi nhận hàng, hãng tàu phát hành MBL cho nhà xuất khẩu  xác nhận việc đã nhận hàng.

    Bước 3 Nhà xuất khẩu gửi MBL cho nhà nhập khẩu

    Nhà xuất khẩu gửi MBL và tổng hợp thông tin đến nhà nhập khẩu. Và thông qua chuyển phát nhanh hoặc máy bay, trước khi hàng đến cảng nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ sử dụng MBL này để làm thủ tục tại cảng nhập khẩu.

    Bước 4 Thông báo hàng đến (A/N) từ hãng tàu

    Khi hàng đến cảng nhập khẩu, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice – A/N) cho nhà nhập khẩu. Thông báo này giúp nhà nhập khẩu chuẩn bị các thủ tục và thanh toán các phí cần thiết trước khi nhận hàng

    Bước 5 Nhận hàng

    Sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan và thanh toán phí tại cảng nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ đến hãng tàu để nhận Delivery Order (D/O) và tiến hành nhận hàng.

3. Kết Luận

Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

PHÍ DEM, DET, STORAGE – BẠN ĐÃ PHÂN BIỆT ĐƯỢC CHƯA?

Anh Minh, một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, vừa nhận được thông báo từ hãng tàu về khoản phí lên đến hàng  triệu đồng. Trong đó có phí DEM, DET, và Storage mà anh không hiểu rõ tại sao mình phải chịu. Nguyên nhân? Hàng đến cảng nhưng thủ tục hải quan chậm trễ, container nằm tại bãi lâu hơn dự kiến, và container rỗng không được trả đúng hạn.
Kết quả, thay vì tiết kiệm được chi phí logistics, anh Minh phải tốn một khoản không nhỏ do không nắm rõ quy định về thời gian miễn phí và các loại phí phát sinh.
Nếu bạn từng rơi vào tình huống tương tự, đây chính là lúc cần hiểu rõ sự khác biệt giữa DEM, DET và Storage để tránh “tiền mất tật mang”!
Đồng hành cùng Vietlog để có thêm những kiến thức bổ ích và tiết kiệm chi phí cho hoạt động logistics của bạn nha

1.DEM , DET , STORAGE là gì ?

  • Phí DEM – Demurrage: là phí lưu container tại bãi của cảng /Cont nằm trong cảng
  • Phí DET -Detention :phí lưu cont tại kho riêng của khách hàng /Cont đã nằm bên ngoài của cảng.

    => Hai loại phí đều sẽ do khách hàng đóng trực tiếp cho hãng tàu .Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian miễn phí lưu cont, lưu kho tại bãi khác nhau.
  • Phí Storage : Phí lưu container tại bãi của cảng tức là container nằm trong cảng sẽ chiếm dụng một khoảng không gian của cảng nên sẽ bị mất phí. Thông thường phí lưu bãi Storage charge là phí được tách từ phí DEM ( trừ 1 số trường hợp theo quy định của hãng tàu và cảng ). Phí này thường bị nhầm lẫn với DEM.

    =>Nhưng mà phí Storage khách hàng đóng trực tiếp cho cảng không thông qua hãng tàu

    2.Cách thu phí DEM DET đối với hàng xuất

2.1 Cách thu phí DEM DET : Cách thu phí được tính tùy quy định khác nhau của mỗi hãng tàu tính từ ngày hết freetime 

Đối với hàng xuất 

+DEM :Sau khi đưa container đã có hàng ra tại địa điểm hạ bãi chờ xuất . Nhưng khoảng thời gian từ lúc cont có mặt tại cảng cho đến lúc xuất khẩu vượt qua thời gian cho phép của hãng tàu thì phải đóng thêm phí DEM 

+DET :Từ thời điểm mang cont rỗng ra khỏi Depot cảng ( nơi tập kết container ,hàng hóa) đến khi hạ cont tại cảng , vượt quá thời gian cho phép phải đóng thêm phí DET.Nếu đóng hàng xuất tại bãi của cảng thì sẽ không phát sinh phí này

2.2 Ví dụ cụ thể

Trên booking thể hiện

-ETD : 31/05/2024

-Closing time : 12h ngày 30/5/2023

-Hãng tàu cho khách freetime  5DEM , 5DET, 5Storage

Đối với DET 

-Ngày 26/5 lấy cont rỗng : miễn phí DET

-Trước 26/5 lấy cont rỗng : tính phí DET 

Đối với  DEM & STORAGE

-Ngày 26/05  hạ cont tại bãi: được miễn phí 

-Trước 26/5  hạ cont tại bãi: tính phí DEM

-Sau 30/5 mới hạ cont : vượt quá closingtime thì hãng tàu sẽ không nhận hàng hóa, lô hàng coi như bị rớt tàu =>  Tính phí DEM ( lưu kho ) và phí Storage ( Lưu bãi )

Lưu ý :

  • Thời gian miễn phí DEM/DET thông thường được tính bao gồm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
  • Phí DEM/DET có mức phí khác nhau tùy thuộc vào từng Hãng tàu.
  • Thời gian miễn phí DEM/DET có thể nhiều hơn, tùy vào thỏa thuận với hãng tàu trước đó.
  • Thời gian miễn phí DEM/DET một số Hãng tàu gom chung cả 2 gọi là free DEM/DET combine.
  • Đóng hàng tại bãi ở cảng được free DET
  •   Hỏi rõ thời gian DEM / DET/ STORAGE để nắm thời gian lấy cont hạ cont phù hợp để tối ưu chi phí

    3. Kết luận

    Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

    • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
    • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
    • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
    • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

PHÂN BIỆT ORIGINAL B/L , SURRENDERED B/L , SEAWAY B/L DỄ HIỂU NHẤT

Trong quá trình giao nhận hàng hóa, chúng ta không còn xa lạ gì với B/L – vận đơn đường biển. Tuy nhiên, B/L bao gồm nhiều loại khác nhau. Và việc phân biệt rõ ràng từng loại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình vận chuyển. Đồng thời hạn chế những rủi ro có thể phát sinh. Vậy hôm nay, hãy cùng  Vietlog phân biệt ba loại vận đơn chính trong vận tải đường biển và tìm hiểu tình huống sử dụng của mỗi loại nhé.

1.Original Bill ( Bill gốc )

-Original Bill (hay còn được gọi là Bill gốc). Đây là vận đơn được phát hành bởi hãng tàu hoặc Forwarder ( khi bạn tiến hành giao hàng tới Forwarder sẽ được phát hành vận đơn ). Trên vận đơn, cần có chữ ký bằng tay của người phát hành để xác nhận tính chính thức của vận đơn. Điều quan trọng nhất để xác định vận đơn có phải là gốc hay không là sự hiện diện của chữ ký này. 

-Thông thường, vận đơn gốc được in sẵn hoặc đóng dấu chữ  “Original” lên mặt trước của vận đơn.Và luôn được phát hành 3 bản được đánh số thứ tự : first original , second original, third original kèm theo đó là 3 bản copy

1.1 Quy trình phát hành Bill gốc

Bước 1 Shipper giao hàng cho FWD/ hãng tàu đầu xuất.

Bước 2 FWD / hãng tàu đầu xuất phát hành Bill gốc cho Shipper.

Bước 3 Shipper gửi Bill gốc bằng chuyển phát nhanh qua Consignee .

Bước 4 Consignee gửi lại Bill gốc cho FWD /hãng tàu đầu nhập, sau khi thu hồi Bill gốc sẽ phát hành lệnh cho Consignee D/O thì Consignee mới làm thủ tục hải quan và nhận hàng.

Lưu ý : Sau khi thu hồi Bill gốc thì 2 bản còn lại trong 3 bản không còn giá trị nhận hàng nữa.

1.2 Ưu và nhược điểm 

+Ưu điểm
  • Lựa chọn khi người mua và bán lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế là LC
  • Hoặc khi người mua và bán không tin tưởng lẫn nhau.
+Nhược điểm
  • Tốn kém & mất thời gian
  • Khả năng có thể phát sinh những chi phí không mong muốn như phí DEM/DET hoặc Storage → phí lưu bãi tại cảng đến.
  • Rủi ro khi bộ vận gốc bị thất lạc.

>>>Xem thêm : Vận Đơn Hàng Không ( airway bill)

2.Surrendered B/L ( Telex Release)

2.1 Điểm khác biệt so với Original Bill 

Surrendered Bill of Lading còn có tên gọi khác  vận đơn điện giao hàng. Khác với vận đơn thông thường, Consignee không cần Original Bill khi nhận hàng tại cảng đích ( FWD đầu nhập không cần thu hồi Bill gốc ) .Thế nên shipper không cần gửi bill gốc sang consignee ( tiết kiệm được chi phí chuyển phát nhanh).

2.2  Và chúng ta dùng surrender bill khi nào ?
Có 2 trường hợp
+Tình huống hàng đã đến cảng nhưng vẫn chưa nhận được chứng từ bill gốc. Nếu sử dụng bill gốc trong trường hợp này, có thể phải chi trả chi phí lưu kho tại cảng nhập. Do đó, việc áp dụng surrendered bill là lựa chọn tối ưu để giảm chi phí và tiện lợi cho cả người gửi và người nhận hàng.

+Người gửi hàng và người nhận hàng đã thống nhất với nhau về việc sử dụng surrendered bill. Và đồng thuận để thực hiện quy trình vận chuyển một cách hiệu quả nhất.

2.3 Quy trình phát hành Surrendered Bill

Bước 1:Shipper giao hàng cho hãng tàu/ FWD và yêu cầu Surrendered bill.
Bước 2:Hãng tàu/FWD  cấp Bill giống bill gốc nhưng có dấu “SURRENDERED”(FWD đầu nhập gửi email cho FWD đầu xuất  bill bản pdf hoặc bản chụp nhưng có dấu Telex release).
Bước 3:Hãng tàu/ FWD thực hiện Telex release và giải phóng hàng cho Consignee mà không cần thu hồi Bill gốc.

-Trong trường hợp đã phát hành original bill

+Trong trường hợp đã phát hành bill gốc, shipper sẽ phải chịu 2 lần phí vận đơn: Bill gốc và Bill Surrendered. Một số hãng tàu có thể miễn phí Bill Surrender nhưng rất hiếm.

+ Bill gốc sẽ được thu hồi nếu đã phát hành (nghĩa là hãng tàu phải thu lại và hủy Bill gốc trước khi in bộ Bill mới với dấu surrender).  Hãng tàu/forwarder sau đó sẽ gửi một thông điệp giao hàng qua Telex Release yêu cầu văn phòng/đại lý của họ tại cảng để trả hàng cho người nhận

+.Bill “Surrendered” có thể là được đóng dấu lên thẳng bill gốc hoặc B/L Copy hoặc B/L Draft. 

+Nếu hãng tàu không đóng dấu Surrendered mà chỉ xác nhận qua email rằng họ đã thực hiện việc surrendered và nhả hàng xong. Shipper có thể tự dán con dấu này vào file B/L Draft và gửi cho CNEE mà không phát sinh rắc rối pháp lý.

2.4 Ưu và nhược điểm

+Ưu điểm
  • Tiện lợi và nhanh chóng. 
  • Thủ tục đơn giản, chỉ với bản email hoặc fax cũng có thể nhận được hàng. 
  • Người nào có surrendered bill coi như người đó có quyền nhận hàng hóa. Do đó,  chỉ nên được áp dụng khi có nhu cầu gấp và hai bên mua và bán tin tưởng lẫn nhau.
+Nhược điểm
  • Khi sử dụng surrender bill, người nhập khẩu sẽ mất thêm chi phí telex release, thường sẽ từ $35 – $40/Bill
  • Vì ưu điểm nhanh người nào có surrendered bill coi như có quyền nhận hàng hóa . Nên việc sử dụng loại bill này thường chỉ áp dụng cho những đối tác đã quen thuộc.Vì có thể gây rủi ro khi đã thanh toán tiền hàng nhưng không nhận được điện giao hàng.

Lưu ý cho bên xuất khẩu khi sử dụng Surrendered B/L: 

  • Trước khi thả hàng, bên xuất khẩu phải kiểm tra việc thanh toán của bên nhập khẩu. Ngược lại, bên nhập khẩu phải tiến hành thanh toán đúng hẹn cho bên xuất khẩu. Phòng trường hợp hàng đến rồi, mà việc thanh toán chưa hoàn thành. 
  • Bên xuất khẩu sẽ không thả hàng, người nhập khẩu sẽ không lấy được hàng, phát sinh phí DEM, Storage…

 

3.Seaway Bill

3.1 Điểm khác biệt so với original bill và surrendered bill

-Seaway Bill có thể coi là một “vận đơn”. Nhưng không có chức năng lưu thông, căn cứ để giao hàng xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên bill chứ không căn cứ vào vận đơn gốc.Trên bề mặt nó thường được in chữ “No- negotiable” và được gửi theo tàu. Khi tàu đến cảng , người nhận chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người có tên trên Seaway bill là có thể nhận hàng.

-Nó thường được áp dụng khi hai bên tin tưởng nhau. Ví dụ như công ty mẹ – con hoặc các công ty đã có quan hệ kinh doanh lâu năm và quen thuộc…

3.2 Nội dung của Seaway Bill : 

+Mặt trước :tương tự như vận đơn thông thương, In đủ điều điện chuyên chở
+Mặt sau: để trống hoặc ghi chú ngắn gọn tiết kiệm phí in ấn

3.3 Ưu và nhược điểm

+Ưu điểm
  • Có thể chuyển giao hàng hóa mà không cần trình bày bất kỳ tài liệu nào. 
  • Không yêu cầu các chi phí in ấn và vận chuyển bản gốc. Giúp giảm được chi phí cho các bên như phí surrendered B/L, telex release, chi phí gửi B/L gốc cho người mua hàng.
  • Seaway Bill không yêu cầu việc trao đổi bản gốc và có thể được phát hành dưới dạng điện tử. 
+Nhược điểm
  • Nhà xuất khẩu thường lo lắng về rủi ro liên quan đến hàng hóa.Ví dụ như khi người nhận đã nhận được hàng nhưng không đồng ý thanh toán tiền hàng.
  • Không thể chuyển nhượng lô hàng vì không có chức năng sở hữu hàng hóa

4.Ghi chú trong vận đơn cần lưu ý khi đọc( thường xuất hiện ở cuối Bill )

  • Laden on board :nghĩa là hàng đã được xếp lên tàu và không được hiểu là tàu đã rời bến cùng hàng hóa trên tàu 
  • Shipped on board: đi kèm với một ngày cụ thể . Nghĩa là hàng được mô tả trên vận đơn đã được xếp lên tàu và khởi hành vào ngày đó.
  • Clean on Board : Vận đơn hoàn hảo Vận đơn này đã được cấp khi hàng thực sự được xếp lên tàu . Không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì khuyết tật hay bị hỏng . Hàng được xếp lên tàu hoàn hảo
  • Received on shipment :Vận đơn đã nhận hàng để xếp Cont hàng đang nằm trong Cy hoặc ICD . Trạng thái của cont lúc này là chưa được xếp lên tàu

5. Kết luận

Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

GIẢI MÃ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AIRWAY BILL)

Vận đơn hàng không là một loại chứng từ cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp nối bài trước, hôm nay hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết: “Giải mã vận đơn hàng không (Airway Bill)” này nha!!! 

 

I. Các thông tin mặt trước AWB

Mặt trước AWB cung cấp những thông tin chi tiết nhất về lô hàng mà hãng hàng không nhận vận chuyển cho các Logistics/forwarder bao gồm:

1. Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển  (Airline code number)

 Đây đầu số đại diện để phân biệt Hãng hàng không này với Hãng hàng không khác, được gọi là prefix của Hãng hàng không. Phần này là dãy số cố định, không thay đổi cho mọi lô hàng được vận chuyển trên một Hãng hàng không nhất định.

2. Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành 

Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành sẽ xuất hiên một lần nữa ở ô Air of departure.

3.  Dãy số AWB (Serial number)

 Đây là  số vận đơn của lô hàng, gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit). Dãy số AWB sẽ khác nhau giữa các lô hàng nhằm mục đích phân biệt. Trong 8 chữ số này, chữ số cuối cùng sẽ được kết thúc bằng các chữ số từ 0 đến 6, chứ không được kết thúc bằng các chữ số khác như số 6,7,8,9. Đây là quy tắc của các Hãng hàng không theo Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế IATA.

Lưu ý:  Một hãng hàng không không được sử dụng lại số vận đơn trong vòng 12 tháng.

4. Thông tin người gửi và người nhận hàng

Shipper’s Name and Address; Consignee’s Name and Address; gồm có: tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, số fax.

5. Agent’s IATA code: 

Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill (IATA là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế – International Air Transport Association).

6. Airport of departure

Sân bay khởi hành có liên quan với mục (2). Ví dụ:  Sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến với mã IATA là SZX, Mã ICAO: ZGSZ

7. By First Carrier

Hãng bay vận chuyển lô hàng. Ví dụ vận đơn hàng không có hãng chuyên chở là hãng bay United Parcel Service – UPS với mã IATA: 5X và mã ICAO là UPS

8. Airport of destination

 Airport of destination hay sân bay đến. Ví dụ: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với mã IATA là SGN, Mã ICAO: VVTS

9. Flight/Date 

Số chuyến và ngày khởi hành chuyến bay.

10. Số House Airway Bill of Lading (Số HAWB)

Số vận đơn hàng không bill house do công ty Logistics/Forwarder phát hành cho người gửi hàng. Đây là số tham chiếu để công ty Logistics và người gửi hàng cùng theo dõi lô hàng và trao đổi các thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của lô hàng.

11. Bản 1, 2 và 3 là ba bản gốc có giá trị như nhau

Không giống với vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không sẽ được cấp rất nhiều bản và cụ thể là 8 bản. Trong đó, bản 1 là cho nhà vận chuyển, bản 2 dành cho người nhận hàng hàng 3 là dành cho người gửi hàng, bản copy thứ 4 là bản dành để giao hàng, bản copy thứ 8 dùng cho đại lý, các bản còn lại là bản copy được sử dụng với các mục đích khác nhau trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

12. Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng 

Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng vì vận đơn được xem là một hợp đồng vận chuyển.

13. Accounting Information/Also Notify:

 Mục này thể hiện trách nhiệm trả cước hàng không của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Trong đó:

  • Freight Prepaid là cước phí trả trước, nhà xuất khẩu sẽ trả cước phí hàng không và sẽ diễn ra trong các giao dịch thuộc term C và D.
  • Freight Collect là cước phí trả sau, nhà nhập khẩu sẽ trả cước phí hàng không và sẽ diễn ra trong các giao dịch thuộc term E và F.
14. Currency: 

Đồng tiền để tính cước

15. Charges codes

 Đây là loại cước phí vận chuyển mà hãng hàng không quy định

16. No.of pieces RCP

Số lượng kiện của lô hàng. Ví dụ : lô hàng đang vận chuyển 6 kiện vải từ sân bay Thâm Quyến về sân bay Tân Sơn Nhất.

17. Gross Weight (Trọng lượng thực tế) 

Là trọng lượng cân nặng thực tế bao gồm cả hàng hóa lẫn trọng lượng của bao bì. Trọng lượng thực tế được xác định bằng việc cân kiện hàng lên trên các thiết bị cân và được đưa về thống nhất đơn vị đó là Kilôgam (viết tắt là kg). 

Thông thường các hãng hàng không sẽ công bố giá cước đối với từng khối lượng hàng. Mức khối lượng thường được các hãng áp dụng theo mức khối lượng như sau:

  • Dưới 45kg
  • Từ 45 đến dưới 100kg
  • Từ 100 đến dưới 250kg
  • Từ 250 đến dưới 500kg
  • Từ 500 đến dưới 1000kg
18. Chargeable weight 

Trọng lượng tính cước. Trọng lượng tính cước được xác định bằng cách lấy số lớn hơn giữa Gross WeightVolume Weight: trọng lượng theo kích thước các thùng hàng

Công thức tính Volume Weight

Volume Weight = (DxRxC) x số kiện / 6000
Trong đó:
D: Chiều dài của kiện hàng (cm)
R: Chiều rộng của kiện hàng (cm)
C: Chiều cao của kiện hàng (cm)

19. Total:

Tổng số kiên/ tổng trọng lượng / tổng tiền cước.

20. Nature and Quantity of Goods (incl. Dimension or Volume)

 Đây là hạng mục thể hiện tên hàng hoá, kích thước và thể tích hàng (cbm).

21. Prepaid/Weight Charge/Collect

 Đây là hạng mục thể hiện trách nhiệm trả cước và khối lượng hàng hóa tính cước (Weight Charge). Vận đơn hàng không thường sẽ thể hiện “As Arranged” với ý nghĩa “Như đã thoả thuận” vào phần này.

22. Total other Charge Due Carrier

Tổng các chi phí khác cần trả cho hãng vận chuyển. Tương tự như mục 7, vận đơn hàng không thường sẽ thể hiện “As Arranged” với ý nghĩa “Như đã thoả thuận” vào phần này.

23. Executed on (Date) + (10) at Place

 Ngày khởi hành bay và nơi phát hành vận đơn. 

II. Kết luận

Mặt trước AWB cung cấp những thông tin chi tiết nhất về lô hàng mà hãng hàng không nhận vận chuyển cho các Logistics/forwarder. Hy vọng qua bài viết: “Giải mã vận đơn hàng không (Airway Bill)” ” VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

 

VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AIRWAY BILL) LÀ GÌ

Vận đơn là một chứng từ quan trọng, mang tính bắt buộc trong giao dịch thương mại quốc tế. Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có loại vận đơn riêng biệt. Vậy “Vận đơn hàng không ( Airway Bill) là gì?”. Hôm nay hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết này nha!!!

1. Airway bill là gì?

– Airway bill (AWB) là vận đơn hàng không, được phát hành bởi nhà vận chuyển hàng hóa để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.

– Vận đơn hàng không (Airway bill) vừa là biên lai giao hàng dành cho người chuyên chở, vừa là bằng chứng hợp đồng vận chuyển.

Ngoài ra, Airway bill đóng vai trò như một bằng chứng pháp lý về hợp đồng vận chuyển và giúp người gửi theo dõi hành trình của hàng hóa.

– Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành nhiều bản để phân phối cho các bên liên quan như người chuyên chở, người nhận hàng và người gửi hàng. Sau khi hàng hóa đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ sẽ đến văn phòng của nhà vận chuyển để nhận bộ chứng từ, bao gồm cả AWB.

2. Vai trò vận đơn hàng không AWB

  • Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB) không chỉ đơn thuần là một giấy tờ, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Cụ thể:
  • Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không: AWB được coi như một hợp đồng pháp lý, quy định rõ các điều khoản, điều kiện vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
  • Là hóa đơn thanh toán cước phí.
  • Biên lai giao hàng cho người chuyên chở: AWB là biên lai chứng tỏ hãng hàng không đã nhận hàng hóa từ người gửi.
  • Là chứng từ bổ sung trong hồ sơ bảo hiểm hàng hoá.
  • Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa: Airway bill là một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan tại cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.

– Trong đó vận đơn hàng không có 2 chức năng vô cùng quan trọng sau:

  • Biên lai giao hàng cho người chuyên chở.
  • Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận phân tích COA

3. Một số lưu ý quan trọng

–  AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). 

Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C),  bên mua và bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo). Sau đó nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.

– Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier) và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàng không. 

– Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng… Sau khi hàng đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán)

4. Phân loại vận đơn hàng không AWB

Có 2 loại vận đơn hàng không (AWB): Vận đơn AWB do chủ thể phát hành và vận đơn AWB do gom hàng xuất nhập khẩu: 

4.1. Vận đơn AWB do chủ thể phát hành

Vận đơn AWB do chủ thể phát hành bao gồm: 

  • Vận đơn của hãng hàng không (Airline Airway Bil – AAWBl): là vận đơn do hãng hàng không phát hành trực tiếp. Được sử dụng khi hãng hàng không trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ đầu đến cuối hành trình.
  • Vận đơn trung lập (Neutral Airway Bill – NAWB ): là vận đơn được thiết kế theo tiêu chuẩn của IATA. Không mang logo hay thông tin nhận dạng của bất kỳ hãng hàng không nào. Vận đơn này được sử dụng bởi các đại lý vận tải hoặc các công ty logistics để gom hàng từ nhiều khách hàng khác nhau trước khi giao cho hãng hàng không vận chuyển.
4.2. Vận đơn AWB do gom hàng xuất nhập khẩu
  • Vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB):  là vận đơn chính thức do hãng hàng không cấp cho người gom hàng. Mục đích là để vận chuyển một lô hàng lớn bao gồm nhiều kiện hàng nhỏ của nhiều chủ hàng khác nhau.
  • Vận đơn nhà (House Air Waybill – HAWB): là vận đơn mà người giao nhận cấp cho từng chủ hàng. Mục đích là để xác nhận việc nhận hàng và cam kết vận chuyển.
4. 3. So sánh MAWB và HAWB:

Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau

 

Đặc điểm MAWB HAWB
Người cấp Hãng hàng không Người giao nhận ( người gom hàng)
Pham vi lô hàng Toàn bộ lô hàng Toàn bộ lô hàng
Mục đích Quản lý tổng thể  lô hàng với số lượng lơn Quản lý từng kiện hàng của từng chủ hàng
Thông tin Thông tin tổng quan về toàn bộ lô hàng (tổng trọng lượng, kích thước, điểm đi, điểm đến) Thông tin chi tiết về từng kiện hàng (số lượng, trọng lượng, kích thước, chủ hàng)

5. Kết luận 

Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. AWB được coi như một hợp đồng pháp lý, quy định rõ các điều khoản, điều kiện vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Do đó, việc hiểu rõ về loại vận đơn này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp. Hy vọng qua bài viết: “Vận đơn hàng không ( Airway Bill) là gì?” VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog