Quy Trình Booking Hàng LCL Bằng Đường Biển

Quy trình booking hàng LCL bằng đường biển  đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế, đặc biệt với các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng thời hạn. Trong bài viết này, Vietlog sẽ giới thiệu chi tiết 6 bước cơ bản giúp bạn dễ dàng thực hiện và tối ưu hóa quy trình này nhé .

I.Quy Trình Booking Hàng LCL- Hàng Lẻ Bằng Đường Biển

Bước 1 Gửi yêu cầu booking bên vận chuyển

Bước đầu tiên trong quy trình là gửi yêu cầu booking hàng LCL với đầy đủ các thông tin sau:

  • Loại hàng hóa: hàng thường, hàng nguy hiểm, hàng đông lạnh, v.v.
  • Thể tích hàng hóa (CBM).
  • Tên cảng đi và cảng đến.
  • Quy cách đóng gói.
  • Thời gian yêu cầu cụ thể.

Yêu cầu này thường được gửi qua email để đảm bảo thông tin minh bạch và dễ dàng trao đổi với đơn vị vận chuyển.

Bước 2 Nhận báo giá

Sau khi nhận được yêu cầu, bên dịch vụ vận chuyển sẽ phản hồi với các thông tin quan trọng:

  • Lịch tàu.
  • Thời gian Cut off.
  • Giá cước vận chuyển và các phụ phí đi kèm.

Việc so sánh báo giá từ nhiều nhà cung cấp sẽ giúp bạn chọn được đối tác phù hợp nhất.

Bước 3 Lựa chọn và nhận booking confirmation

Khi đã có đủ thông tin, bạn cần:

Bước 4 Đóng hàng và vận chuyển hàng

  • Đóng hàng và vận chuyển hàng tới kho CFS ( Container Freight station ) . Kho CFS là kho , bãi của các công ty được sử dụng để thu gom , chia tách hàng
  • Làm thủ tục hải quan xuất : được thông quan đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu

Bước 5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Hàng hóa phải được thông quan đúng quy định, đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết trước khi vận chuyển quốc tế. Đây là bước quyết định hàng hóa có được phép xuất khẩu hay không.

Bước 6. Gửi chi tiết Bill gốc và thanh toán

Cuối cùng, bạn cần:

  • Gửi thông tin Bill gốc cho bên nhà vận chuyển. Nếu cần chỉnh sửa, hãy đảm bảo thực hiện trong thời gian cho phép.
  • Thanh toán cước tàu và các khoản Local Charge để hoàn tất quy trình

II.KẾT LUẬN

Hiểu rõ quy trình booking hàng LCL không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tránh sai sót trong thủ tục mà còn đảm bảo hàng hóa của bạn được vận chuyển hiệu quả và đúng lịch trình.Hy vọng Vietlog đã giúp bạn nắm rõ từng bước trong quy trình booking hàng LCL

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

QUY TRÌNH LẤY BOOKING

Booking là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Theo đó Booking là việc chủ hàng đặt chỗ với hãng tàu vận chuyển quốc tế. Thông thường khách hàng (người xuất khẩu/ nhập khẩu) sẽ lấy booking này từ các Forwarder/công ty logistics hoặc lấy trực tiếp từ hãng tàu, airline. Vậy QUY TRÌNH LẤY BOOKING là gì? Các bạn theo dõi nhé!

1. NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG TRÊN BOOKING

Đối nhân viên xuất nhập khẩu, các bạn cần nắm rõ các tiêu chí sau trên booking như:

  • Tên tàu/số chuyến: xác định con tàu đầu tiên load hàng lên, khai báo con tàu đấy
  • Port of loading: cảng xếp
  • Port of destination: cảng đích
  • Cut-off SI/VGM
  • Cut-off CY: Thời hạn cuối cùng thanh lý lô hàng đó
  • Có chuyển tải hay không: Tranship(lưu ý: nên đọc thêm phần chú ý của hãng tàu để tránh nhầm lẫn cảng chuyển tải

2. QUY TRÌNH LẤY BOOKING

Trước tiên, doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu, lấy báo giá cước tàu và phụ phí, lấy lịch tàu, tuyến cần đi và thương lượng về giá cả vận chuyển.

Doanh nghiệp cần check giá từ 3-4 đại lý/ hãng tàu để có được mức giá tốt nhất

Bước 1/ Doanh nghiệp gửi yêu cầu lấy booking

 Sau khi chốt lịch xuất hàng, nhà xuất khẩu gửi yêu cầu lấy booking bao gồm các thông tin của lô hàng như cảng đi, cảng đến, số lượng, loại cont, ngày dự định đi, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng- hạ cont, về free time cảng đi cảng đến…

Đối với hàng nhập theo điều kiện nhóm E,F. Consignee sẽ nhận thông tin chi tiết hàng hóa từ shipper, sau đó sẽ liên hệ với agent tại đầu nước ngoài lấy booking, xác nhận lại lịch tàu với shipper. 

Bước 2/ Hãng tàu gửi booking confirmation

Sau khi hãng tàu/ đại lý kiểm tra chỗ và gửi giá cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đồng ý thì sẽ được hãng tàu/ đại lý cấp booking, họ sẽ gửi booking confirmation và packing list, theo form của hãng.

Bước 3/ Duyệt lệnh tại văn phòng của hãng tàu/ qua mail sau đó lấy cont rỗng đóng hàng.

– Sau khi có booking, trước ngày đóng hàng bạn liên hệ với hãng tàu để duyệt lệnh, có hãng sẽ duyệt qua mail, có hãng sẽ duyệt trực tiếp tại văn phòng của hãng tàu theo chỉ dẫn trên booking.

Duyệt lệnh  nhằm xác nhận với hãng tàu bạn đã đồng ý lấy container và seal. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hãng tàu sẽ không cần duyệt lệnh lấy cont rỗng. 

Bước này chú ý rằng bạn phải nói với nhà xe lấy container sạch, tốt không phải sửa chữa. Nếu lấy container hư mà vẫn ký vào phiếu Eir thì có thể sau này bạn phải tốn phí sửa chữa container.

>> Xem thêm: “C/O VÀ CÁCH KHAI BÁO C/O TRÊN TỜ KHAI NHẬP KHẨU

3. KẾT LUẬN

Trên đây là chia sẻ của Vietlog về việc lấy booking tàu. Hiện tại, nếu bạn không chú ý các thông tin chi tiết trên đây sẽ rất dễ dẫn đến việc không đặt được booking và phải đối mặt với nguy cơ rớt tàu. Vì vậy, các bạn đặt biệt lưu ý nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề xu thành công
  • Zalo / phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Facebook: Xnk Thực Tế Vietlog

 

CÁC RỦI RO KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP TRUNG QUỐC

Hiện nay Trung Quốc là quốc gia chiếm phần lớn sản lượng xuất nhập khẩu ở nước ta. Sự thương mại hóa toàn cầu đã giúp cho thủ tục xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với việc nhập hàng từ Trung Quốc về vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp Việt Nam. Các bạn đã và đang theo đuổi vị thu mua quốc tế, cần phải chú ý để tránh những sai lầm đáng tiếc. 

>> Xem thêm: DAYNAMEZ VÀ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN ĐƠN VỊ LOGISTICS

1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

  • Về thị trường nhập khẩu hàng hóa quý I/2024, Trung Quốc  là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Trung Quốc được đánh giá là đối tác thương mại có thị trường NK lớn nhất của Việt Nam.
  • Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia

2. MỘT SỐ RỦI RO KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP TRUNG QUỐC 

  • Hàng mẫu và hàng thật không giống nhau

Những trường hợp thường gặp như: gửi thiếu hàng hóa, sai khác về màu sắc, hàng hóa kém chất lượng. Để tránh việc nhận hàng sai sót các bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của nhà cung cấp. Chẳng hạn như địa chỉ trụ sở, nhà máy, năng lực hoạt động, các đánh giá hoặc thời gian hoạt động của công ty đấy. Đối với những lô hàng đầu tiên, nên nhập nhỏ lẻ để đánh giá chất lượng chung. Sau đó đưa ra đánh giá, góp ý cho nhà cung cấp.

  • Sai sót trong khâu làm thủ tục hải quan

Nếu nhà cung cấp không hoàn thành bộ chứng từ và gửi trước khi hàng về thì bạn sẽ không nhận được hàng và có nguy cơ phải trả tiền DEM, storage. Có một số nhà cung cấp chưa từng xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam thì sẽ gặp khó khăn khi làm chứng từ, đặc biệt là C.O Form E.  Vì vậy, các bạn nên kiểm tra nhà cung cấp đó đã từng phát hành CO form E hay chưa? Khuyến khích họ hoàn thành bộ chứng từ càng sớm càng tốt để tránh việc chậm trễ việc nhận hàng.

  • Lựa chọn điều kiện mua bán hàng hóa Incoterms

Việc lựa chọn điều kiện Incoterms có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, giá thành sản phẩm và phương thức  thanh toán. Người mua có thể đàm phán và lựa chọn các điều kiện nhóm E và nhóm F. Điều đó sẽ đảm bảo an toàn hàng hóa của bạn hơn và có thể giành quyền kiểm soát hàng.

  • “Nhập nhằng” trong việc thanh toán

Có rất nhiều trường hợp người mua đã thanh toán toàn bộ nhưng nhà cung cấp không chịu gửi hàng. Để tránh “tiền mất tật mang” và “bị lợi dụng” dòng tiền, bạn nên đàm phán, chia nhỏ các khoản thanh toán thành nhiều lần. Hình thức thanh toán phổ biến nhất là T/T.  Thanh toán lần 1 cọc 30%, thanh toán lần 2 là 40% khi nhận được Bill of lading và thanh toán phần còn lại sau khi nghiệm thu hàng hóa.

3. KẾT LUẬN

Trên đây là chia sẻ về một số kinh nghiệm trong việc mua bán hàng hóa với nhà cung cấp Trung Quốc. Các bạn tham khảo nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

MỘT SỐ VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN CẤP CAO ÍT ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS/SUPPLY CHAIN

MỘT SỐ VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN CẤP CAO ÍT ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS/SUPPLY CHAIN

 

Lĩnh vực Logistics và Supply Chain không chỉ có những vị trí quen thuộc mà còn nhiều vai trò chuyên viên cấp cao ít được nhắc đến. Dưới đây là một số vị trí quan trọng:

1. Chuyên viên viên quản lý chuỗi cung ứng (supply chain manager)

Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình từ thu mua nguyên liệu, sản xuất, phân phối đến giao hàng. Mục tiêu chính là đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 

2. Chuyên  viên quản lý kho (warehouse manager)

Nhân viên quản lý kho chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của kho hàng. Công việc bao gồm nhận, lưu trữ, kiểm kê và xuất hàng. Đảm bảo an toàn và chất lượng của hàng hóa là ưu tiên hàng đầu.

 

3. Chuyên viên phân tích (analyst)

Chuyên viên phân tích thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu về hoạt động logistics. Các thông tin bao gồm nhu cầu hàng hóa, tình hình vận chuyển, chi phí logistics và hiệu suất chuỗi cung ứng. Họ đề xuất các giải pháp cải tiến và tối ưu hóa.

 

4. Kỹ sư logistics (logistics engineer)

Kỹ sư logistics thiết kế, triển khai và duy trì các hệ thống logistics. Các hệ thống này bao gồm hệ thống thông tin, vận tải, kho bãi, và nhiều hệ thống khác. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp một cách hiệu quả.

 

Những vị trí trên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển hiệu quả hoạt động logistics và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Hiểu rõ vai trò của họ giúp bạn đánh giá đúng tầm quan trọng và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

https://vietlog.vn/

 

 

MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý CHO CHỦ HÀNG KHI SỬ DỤNG SEAWAY BILL TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ

MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý CHO CHỦ HÀNG KHI SỬ DỤNG SEAWAY BILL TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ

 

Seaway Bill trong vận tải quốc tế đường biển thường được gọi là Vận đơn đường biển không lưu thông, Biên lai gửi hàng đường biển, hoặc Giấy gửi hàng đường biển. Trên Seaway Bill thường thể hiện các thông tin như: SEAWAY BILL hoặc EXPRESS RELEASE.

 

Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Seaway Bill:

 

1. Không Thể Chuyển Nhượng Trong Vận Tải Quốc Tế

– Seaway Bill không có chức năng chuyển nhượng, vì vậy lô hàng không thể được chuyển nhượng qua loại bill này.

 

2. Ngân Hàng Không Chấp Nhận Seaway Bill Khi Mở L/C

– Khi mở thư tín dụng (L/C), ngân hàng sẽ không chấp nhận Seaway Bill.

 

3. Không Khống Chế Việc Nhận Hàng Trong Vận tải Quốc Tế

– Seaway Bill không có khả năng khống chế việc nhận hàng của người mua. Nếu người mua chưa thanh toán tiền hàng hoặc các chi phí liên quan, chủ hàng sẽ gặp khó khăn trong việc khống chế lô hàng.

 

4. Không Yêu Cầu Xuất Trình Tại Điểm Đến

– Seaway Bill không yêu cầu xuất trình để giải phóng hàng hóa tại điểm đến như Vận đơn gốc hay Telex Release.

 

 

Khi sử dụng Seaway Bill, chủ hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên để đảm bảo quá trình vận chuyển và nhận hàng diễn ra suôn sẻ. Hiểu rõ về Seaway Bill sẽ giúp chủ hàng tránh được những rủi ro không đáng có và tối ưu hóa quy trình.

Từ khóa liên quan: Seaway Bill, vận đơn đường biển, biên lai gửi hàng đường biển, vận tải quốc tế, chuyển nhượng lô hàng, ngân hàng không chấp nhận, thư tín dụng, khống chế việc nhận hàng, vận đơn gốc, Telex Release.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

https://vietlog.vn/