GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH COA

GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH COA

 

 

 

Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. COA (Certificate of Analysis) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, giúp đảm bảo tính an toàn, chất lượng, và tuân thủ các quy định của hàng hóa trong hoạt động thương mại quốc tế. Hôm nay, hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết này nhé!

1. COA là gì trong xuất nhập khẩu?

   COA hay C/A là viết tắt của từ “Certificate Of Analysis“, nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là giấy phân tích thành phần, đặc tính sản phẩm cụ thể. Từ đó xác nhận xem hàng hoá đó có đáp ứng các thông số nhất định hay không

  COA là giấy chứng nhận do nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm cung cấp. COA giúp xác nhận các kết quả kiểm tra và phân tích chi tiết về một sản phẩm hoặc mẫu cụ thể. COA cũng được coi là giấy xác minh và phân tích sản phẩm. COA là tài liệu do người bán cung cấp về các thành phần và đặc tính của sản phẩm.

  Các thông số trong COA chủ yếu bao gồm các đặc tính vật lý và hóa học. Cụ thể như thành phần sản phẩm, độ ẩm, độ axit,…

2. Những sản phẩm cần có COA

COA được sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, hóa chất và các sản phẩm công nghiệp khác. Mục đích là đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Các sản phẩm này đều yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao và kiểm soát nghiêm ngặt.

Một số loại sản phẩm phổ biến cần có giấy chứng nhận phân tích COA bao gồm:

– Thực phẩm: thịt, hoa quả, gạo, sản phẩm dinh dưỡng,… 

– Các loại gia vị: tiêu, muối, đường,…

– Hóa chất: như axit, clo,…sản phẩm hóa chất công nghiệp,…

– Các loại mỹ phẩm: kem dưỡng,  trị mụn, chống nắng, son phấn,…

– Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng 

– Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…

– Sản phẩm nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu,…

>>Xem thêm: Phân biệt mô hình 1PL-2PL -3PL -4PL-5PL trong Logistics

3. Vai trò của COA trong xuất nhập khẩu

Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

Giấy chứng nhận phân tích COA (Certificate of Analysis) đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu. Giúp đảm bảo tính an toàn, chất lượng, và tuân thủ các quy định của hàng hóa. Cụ thể:

Xác nhận chất lượng hàng hóa: dựa vào bảng phân tích chất lượng và kết quả xét nghiệm trên COA, khách hàng và các bên liên quan có thể nhìn nhận và đánh giá về chất lượng của sản phẩm. Có COA doanh nghiệp mới xin được giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

– Tăng cường độ tin cậy: COA là tài liệu xác nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Từ đó tạo niềm tin cho các đối tác và khách hàng yên tâm hơn khi nhập hàng hoá từ người bán. 

– Hỗ trợ thủ tục hải quan: giấy chứng nhận phân tích COA là một trong những chứng từ bắt buộc khi nhập khẩu tại nhiều quốc gia. COA (Certificate Of Analysis) sử dụng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp chính xác mã số thuế.

4. Những quy định về COA:

– COA phải được cấp bởi các trung tâm thử nghiệm độc lập, các phòng thí nghiệm đạt ISO 17025 hoặc được công nhận ở nước xuất khẩu.

– Thông thường, việc phân tích các chỉ số về sản phẩm được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa được bán ra.

– Phân tích sản phẩm có thể được thực hiện tại nhà máy/nhà kho của bên xuất khẩu, hoặc nơi vận chuyển quốc tế sản phẩm.

– Nguyên tắc để phân tích một sản phẩm cần đảm bảo theo quy trình sau:

Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm 🡪 Quản lý mẫu 🡪 Kiểm tra cẩn thận 🡪 Báo cáo kết quả kiểm tra chính xác 🡪 Kiểm tra và phân tích sản phẩm.

5. Những thông tin chính trên COA 

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: thông tin liên hệ, số điện thoại… của nhà sản xuất.

Thông tin về sản phẩm:

+ Tên sản phẩm: Tên đầy đủ của sản phẩm hoặc mẫu được phân tích trên COA

+ Mã sản phẩm (Product Code): Mã số hoặc mã lô sản phẩm để dễ dàng theo dõi.

+ Số lô (Batch/Lot Number):  giúp xác định cụ thể lô hàng hoặc lô sản xuất mà chứng nhận phân tích áp dụng. Hầu hết các sản phẩm sản xuất theo COA thường sản xuất theo từng lô.

Thông tin về nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm: Thông tin của phòng thí nghiệm thực hiện phân tích sẽ được ghi rõ.

Ngày tháng: ngày sản xuất, ngày phân tích, ..

Thông số kỹ thuật và kết quả phân tích

Thành phần hóa học: liệt kê các thành phần chính của sản phẩm. Bao gồm tỷ lệ phần trăm hoặc nồng độ của từng thành phần.

Các tiêu chí kiểm tra: Bao gồm các chỉ số cụ thể như độ tinh khiết, độ pH, độ ẩm,…Được thể hiện kết quả phân tích cụ thể trên giấy chứng nhận phân tích COA.

Bằng chứng về sự phù hợp:

  Liệt kê các đặc điểm cụ thể, kết quả phân tích hoặc bằng chứng khác về tiêu chuẩn ngành, yêu cầu quy định cụ thể.

Chữ ký: trong COA chữ ký chính là bằng chứng được đưa ra sản phẩm đã được xem xét bởi người kiểm tra sản phẩm có trình độ và được ủy quyền.

6. Kết luận

COA là chứng từ quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chứng minh sản phẩm tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm định chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hy vọng qua bài viết: “GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH COA”    VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

div#stuning-header .dfd-stuning-header-bg-container {background-size: initial;background-position: top center;background-attachment: initial;background-repeat: initial;}#stuning-header div.page-title-inner {min-height: 650px;}#main-content .dfd-content-wrap {margin: 0px;} #main-content .dfd-content-wrap > article {padding: 0px;}@media only screen and (min-width: 1101px) {#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars {padding: 0 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child {border-top: 0px solid transparent; border-bottom: 0px solid transparent;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width #right-sidebar,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width #right-sidebar {padding-top: 0px;padding-bottom: 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel {margin-left: -0px;margin-right: -0px;}}#layout .dfd-content-wrap.layout-side-image,#layout > .row.full-width .dfd-content-wrap.layout-side-image {margin-left: 0;margin-right: 0;}
zalo-icon