Handling Fee là gì? Handling fee và phí THC có gì khác nhau?

 

 Handling Fee là gì, Handling fee và phí THC có gì khác nhau. Đây là 2 loại phí thuộc Handling Charge . Hiểu rõ những khái niệm giúp hoạt động logistics và xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. Hãy cùng VIETLOG khám phá chủ đề này nhé!

 

1.Handling Fee là gì?

Handling Fee là loại phụ phí xử lý hàng hóa được quy định bởi hãng tàu hoặc forwarder. Phí Handling gồm phí của đại lý, phí làm D/O, phí kê khai manifest, phí làm thủ tục hải quan và chi phí khấu hao.

2. Vai trò của Handling Fee

Handling Fee giúp duy trì mạng lưới đại lý cho các đơn vị vận chuyển toàn cầu. Các công ty forwarder trong nước phải trả khoản phí cho chi nhánh quốc tế để hoàn thành dịch vụ thay mình.

Điều này tạo ra mạng lưới thông tin chung. Nhờ vậy, việc trao đổi và nhận hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Handling Fee là gì? Handling fee và phí THC có gì khác nhau?
Handling Fee là gì? Handling fee và phí THC có gì khác nhau?

3. Handling Fee và Phí THC 

Tiêu chí Handling Fee Phí THC
Định nghĩa Handling Fee là loại phụ phí xử lý hàng hóa được quy định bởi hãng tàu hoặc forwarder. Phí THC (Terminal Handling Charge):  là phí xếp dỡ tại cảng.
Cách tính phí Tính theo mức độ phức tạp của quá trình xử lý đơn hang. Hoặc theo khối lượng sản phẩm được vận chuyển. Tính trên mỗi container và thay đổi tùy theo loại container, loại hàng, và hãng tàu.
Mục đích Do các forwarder thu nhằm bù vào các chi phí làm thủ tục và chuyển giao hàng hóa. Phát sinh trong quá trình làm việc tại cảng
Hoạt động Liên quan đến dịch vụ xử lý và hỗ trợ của các bên. Liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng.

Xem thêm: FOB là gì? Phân biệt FOB và CIF

4. Thành phần của handling fee

Chi phí vận chuyển

Là khoản phí được tính cho việc vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến địa chỉ của khách hàng.

Bao gồm bưu phí, phụ phí, phí nhiên liệu và phí bổ sung cho một số tùy chọn vận chuyển.

Chi phí vận chuyển phụ thuộc nhiều vào trọng lượng gói hàng và địa điểm.

 

Chi  phí đóng gói

 

Là khoản phí được tính cho việc đóng gói hàng hóa và bảo vệ chúng trong quá trình vận chuyển.

Bao gồm hộp, vật liệu bảo vệ và băng keo…

Phí thẻ tín dụng

Là khoản phí được tính khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Bao gồm cả phí chuyển đổi ngoại tệ nếu thanh toán bằng thẻ quốc tế.

Các khoản phí khác

Ngoài các khoản phí đã nêu trên, còn có nhiều khoản phí khác. Có thể như phí đổi hàng, phí hủy đơn hàng, phí thay đổi địa chỉ giao hang…

5. Các yếu tố ảnh hưởng handling fee

3.1. Khối lượng và Kích thước hàng hóa

3.2. Loại hàng hóa (như hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa nguy hiểm)

3.3. Tính chất của quy trình xử lý (lên xuống hàng, phân loại, đóng gói)

3.4. Vị trí và Khoảng cách (như địa điểm của kho hàng và điểm đến)

6. Ảnh hưởng của Handling Fee

Lợi ích của handling fee 

Handling Fee tạo động lực cho các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm hãng tàu và forwarder. Nó thúc đẩy họ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa chất lượng cao và chăm sóc tốt nhất cho lô hàng.

Tối ưu hóa hoạt động: giảm thiểu lỗi trong quá trình xử lý hàng hóa.

Handling Fee giúp duy trì mạng lưới đại lý và tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan. Điều này đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra hiệu quả và thuận lợi.

Nhược điểm và thách thức khi áp dụng handling fee

Nếu handling fee không được quản lý và kiểm soát tốt, nó có thể tác động tiêu cực đến giá cước và dịch vụ vận chuyển.

Handling Fee có thể bao gồm nhiều khoản phụ phí và thay đổi theo thời gian cũng như tình hình vận chuyển. Điều này gây khó khăn trong việc giám sát và kiểm soát các khoản phí liên quan đến handling fee.

7. Kết Luận

Nhận biết các loại phí thường gặp trong xuất nhập khẩu là một điều quan trọng. Hiểu rõ handling fee và sự khác biệt giữa handling fee với Thc giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp hơn. Hy vong qua bài viết mà VIETLOG chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

FOB là gì? FOB price là gì? Phân biệt FOB và CIF

 

Điều kiện FOB (Free On Board) là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy FOB là gì? FOB price là gì? Phân biệt FOB và CIF. Trả lời những câu hỏi này giúp bạn hiểu rõ về FOB. Hãy cùng VIETLOG khám phá qua bài viết này nhé!

I. FOB (Free On Board) là gì?

Định nghĩa FOB

FOB là gì? FOB, viết tắt của “Free On Board”, là một điều khoản thương mại quốc tế. Điều khoản này xác định trách nhiệm của người bán trong việc giao hàng. Người bán phải đưa hàng hóa lên tàu tại cảng xuất phát. Tất cả chi phí và rủi ro từ cảng xuất phát sẽ do người mua chịu.

Quy trình giao hàng theo điều kiện FOB

Điều kiện FOB (Free On Board) trong thương mại quốc tế bao gồm một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là các yếu tố cấu thành cơ bản của điều kiện FOB.

FOB là gì? FOB price là gì? Phân biệt FOB và CIF
FOB là gì? FOB price là gì? Phân biệt FOB và CIF

1.Trách nhiệm người bán và người mua.

Người bán Người mua

 

Chuẩn bị hàng hóa: Người bán phải chuẩn bị hàng hóa theo yêu cầu của hợp đồng.

 

 

Rủi Ro: Rủi ro đối với hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được bốc lên tàu tại cảng xuất phát. Người mua cần chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại nào xảy ra sau thời điểm này.

 

Đóng gói và dán nhãn: Hàng hóa cần được đóng gói đúng cách và dán nhãn rõ ràng.

 

Bảo Hiểm: Người mua nên mua bảo hiểm hàng hóa. Nhằm bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro trong quá trình vận chuyển.

 

Chi phí xuất khẩu: Người bán chịu chi phí liên quan đến xuất khẩu.

Bao gồm thuế xuất khẩu và các phí tổn khác tại cảng xuất phát.

 

Chi phí vận chuyển: Người mua chịu mọi chi phí vận chuyển từ cảng xuất phát đến đích cuối cùng.

Bao gồm cước phí vận chuyển và phí liên quan đến việc dỡ hàng.

 

 

 Vận Chuyển Lên Tàu: Người bán phải đảm bảo hàng hóa được bốc lên tàu tại cảng xuất phát.

Đây là điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.

 

Kiểm Tra Hàng Hóa: Người mua cần kiểm tra hàng hóa khi đến đích.

Giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng chất lượng và số lượng theo hợp đồng.

 

 Thủ Tục Xuất Khẩu: Người bán cần hoàn tất các thủ tục và giấy tờ liên quan đến xuất khẩu.

Bao gồm chứng từ xuất khẩu và giấy phép cần thiết.

 

 Thủ Tục Nhập Khẩu: Người mua chịu trách nhiệm cho các thủ tục nhập khẩu tại cảng đích.

Bao gồm thanh toán thuế nhập khẩu và thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận hàng.

 

Thông Báo và Cung Cấp Chứng Từ: Người bán phải thông báo cho người mua khi hàng hóa đã được bốc lên tàu.

Cung cấp các chứng từ cần thiết để người mua có thể nhận hàng.

 

Nhận Hàng: Người mua phải tổ chức việc nhận hàng tại cảng đích.

Thực hiện các bước cần thiết để đưa hàng vào kho hoặc nơi sử dụng theo yêu cầu.

2. Cảng Xuất Phát

  • Lựa chọn cảng: Điều kiện FOB quy định cảng xuất phát, nơi hàng hóa sẽ được bốc lên tàu.
  • Quản lý cảng: Người bán phải đảm bảo hàng hóa được vận chuyển lên tàu tại cảng xuất phát đã chọn.

3. Chứng từ và Thủ Tục

  • Chứng từ xuất khẩu: Người bán cần cung cấp các chứng từ cần thiết cho việc xuất khẩu.
  • Giấy phép và thủ tục: Người bán phải hoàn thành các thủ tục giấy phép xuất khẩu cần thiết tại cảng xuất phát.

4. Rủi ro và Chi phí

  • Rủi ro chuyển giao: Rủi ro liên quan đến hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được bốc lên tàu.
  • Chi phí từ cảng xuất phát: Người mua chịu chi phí vận chuyển và các khoản phí khác từ cảng xuất phát đến đích cuối cùng.

5. Giao hàng

Thời gian giao hàng: Người bán phải đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận.

Điều kiện giao hàng: Hàng hóa phải được giao theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Xem thêm: LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

II. Lợi ích của FOB.

Người bán Người mua

Giảm Rủi Ro Tài Chính

Người bán chỉ chịu trách nhiệm cho chi phí liên quan đến việc đưa hàng hóa lên tàu tại cảng xuất phát.

Giảm thiểu rủi ro tài chính về vận chuyển hàng hóa. Giảm sự cố có thể xảy ra trong quá trình giao hàng.

 

Kiểm Soát Chi Phí Vận Chuyển

Người mua có quyền chọn công ty vận chuyển và phương thức vận chuyển.

Cho phép người mua kiểm soát chi phí vận chuyển hiệu quả hơn.

Dễ Dàng Quản Lý Chi Phí

Vì chỉ cần tập trung vào chi phí xuất khẩu và vận chuyển lên tàu.

Giúp người bán có thể dự đoán và kiểm soát chi phí xuất khẩu chính xác.

 

Dễ Dàng Theo Dõi và Quản Lý Hàng Hóa.

Người mua có thể theo dõi và quản lý hàng hóa từ khi hàng hóa được bốc lên tàu cho đến khi đến đích.

Giúp kiểm tra, đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian, trong tình trạng tốt nhất.

 

Tăng cường tính năng đàm phán

Người bán có thể đàm phán giá cả và điều kiện giao hàng linh hoạt hơn.

 

Tiết Kiệm Chi Phí Tổng Thể

Người mua chịu trách nhiệm cho chi phí vận chuyển sau cảng xuất phát. Họ có thể chọn các phương án vận tải tiết kiệm chi phí. Hoặc hợp lý hóa quy trình để giảm tổng chi phí.

Điều này giúp người mua có thể tối ưu hóa ngân sách và tăng cường hiệu quả chi phí.

 

Đảm Bảo Thanh Toán

Người bán có thể yêu cầu thanh toán ngay khi hàng hóa được bốc lên tàu hoặc trước đó.

 

Quản Lý Rủi Ro Vận Tải

Người mua phải chịu trách nhiệm về rủi ro từ thời điểm hàng hóa được bốc lên tàu. Nhưng cũng cho phép người mua có quyền kiểm soát và quản lý rủi ro vận chuyển.

Người mua có thể mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ tài sản của mình.

 

Tăng Cường Mối Quan Hệ với Khách Hàng

Người bán có thể thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín. Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Tăng cường mối quan hệ với người bán.

Xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người bán khi minh bạch hóa trách nhiệm và chi phí.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán và hợp tác lâu dài.

 

 

III. FOB Price là gì?

FOB Price (Giá FOB) là giá của hàng hóa tại cảng xuất phát, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu. Theo điều khoản FOB, giá FOB bao gồm tất cả các chi phí mà người bán phải chịu để đưa hàng hóa lên tàu. Nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển từ cảng xuất phát đến đích cuối cùng.

 Cách tính toán giá FOB

Giá FOB = Giá Hàng Hóa + Phí nâng hạ container + Phí mở tờ khai hải quan + Phí kéo container nội địa + Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ (nếu yêu cầu) + Phí hun trùng kiểm dịch + Phí kẹp trì.

IV. Phân biệt FOB và CIF

Tiêu chí FOB(Free on Board) CIF(cost, Insurance, Freight)
Bảo hiểm

Người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.

 

Người bán phải có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu.

 

Trách nhiệm thuê tàu

Người bán không cần thuê tàu

Người mua chịu trách nhiệm book tàu

Người bán phải tìm tàu vận chuyển

Người mua không có trách nhiệm book tàu

Trách nhiệm người bán Giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là đã hết trách nhiệm

Vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu.

Nhưng vị trí hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng.

 V. Kết Luận

FOB là một thuật ngữ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu. Hiểu rõ thuật ngữ này sẽ giúp bạn ứng dụng một cách dễ dàng. Hy vọng những chia sẻ của Vietlog sẽ giúp ích với bạn. Nếu muốn tìm hiểu thêm những bài viết chất lượng có thể truy cập Vietlog nhé!

Tờ khai luồng đỏ giảm mạnh và ngành hải quan đạt chỉ tiêu đề ra

Theo Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro ( Tổng cục Hải quan),ngành hải quan đạt chỉ tiêu đề ra trong nửa đầu năm 2024. Tờ khai luồng xanh chiếm 66,41%; tờ khai luồng vàng chiếm 30,20%; tờ khai luồng đỏ chiếm 3,39%. Số lượng tờ khai chuyển luồng từ đỏ sang vàng chiếm 1,19% tổng số tờ khai luồng đỏ. Hãy cùng VietLog tìm hiểu qua bài viết “Tờ khai luồng đỏ giảm mạnh-ngành hải quan đạt chỉ tiêu đề ra” này nha.

I.Tình hình ngành hải quan về kiểm soát tờ khai luồng đỏ

Trong đó giai đoạn 2 (trong năm 2024) vượt 18,5% chỉ tiêu đề ra theo Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31/01/2023 của Tổng cục Hải quan. Về việc giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong năm 2023.

Tại Quyết định số 3177/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2023 do Tổng cục Hải quan ban hành, ngành hải quan đặt ra mục tiêu tỷ lệ tờ khai luồng đỏ không quá 5,5% và luồng vàng không quá 40%.

Trong 6 tháng từ đầu năm 2024, toàn ngành hải quan áp dụng khoảng 183.007 chỉ số tiêu chí đảm bảo phân luồng thông suốt trên 8,3 triệu tờ khai hải quan, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Tờ khai luồng đỏ giảm mạnh và ngành hải quan đạt chỉ tiêu đề ra
Tờ khai luồng đỏ giảm mạnh và ngành hải quan đạt chỉ tiêu đề ra

II. Thành tích của ngành hải quan để giảm tờ khai luồng đỏ

Theo Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro ( Tổng cục Hải quan), trong nửa đầu năm 2024,

  • Tờ khai luồng xanh chiếm 66,41%; tờ khai luồng vàng chiếm 30,20%; tờ khai luồng đỏ chiếm 3,39%.
  • Số lượng tờ khai chuyển luồng từ đỏ sang vàng chiếm 1,19% tổng số tờ khai luồng đỏ.

Những lưu ý:

  1. Luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
  2. Luồng vàng sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
  3. Luồng đỏ cần kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

III. Tờ khai luồng đỏ

Tờ khai luồng đỏ là gì?

Tờ khai luồng đỏ là loại tờ khai trong hệ thống thông quan của hải quan. Nó dựa trên mức độ rủi ro và kiểm tra cần thiết đối với lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Khi tờ khai thuộc luồng đỏ, lô hàng phải trải qua kiểm tra chặt chẽ hơn.

Những lô hàng có tỷ lệ rủi ro về pháp luật hải quan thường sẽ xếp vào luồng đỏ.

Cơ chế phân loại tờ khai

Tờ khai được phân loại dựa trên hệ thống quản lý rủi ro của hải quan. Hệ thống này xem xét nhiều yếu tố như nguồn gốc, loại hàng hóa, giá trị, và lịch sử thuế quan.

Xem thêm tại: Trung tâm Logistics vùng Bắc Trung Bộ

IV. Giải pháp giúp ngành hải quan đạt mục tiêu đề ra

  1. Tiến hành soát đánh giá các văn bản quản lý chuyên ngành,
  2. Đề xuất điều chỉnh giảm danh mục hàng hóa áp dụng quản lý chuyên ngành khi tham gia tổ chuẩn hóa của các bộ quản lý chuyên ngành.
  3. Điều chỉnh các đề xuất áp dụng tiêu chí phù hợp với từng yêu cầu quản lý chuyên ngành.
  4. Mục tiêu: phân tích, đánh giá rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp.
  5. Tiến hành rà soát đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chí theo văn bản tăng cường quản lý.
  6. Đề xuất điều chỉnh tiêu chí phù hợp với kết quả đánh giá để giảm tỷ lệ phân luồng.
  7. Sửa đổi, bổ sung các tiêu chí đánh giá, tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan.
  8. Tăng cường rà soát tình hình chuyển luồng tại các cục hải quan tỉnh, thành phố.
  9. Ban hành văn bản điều chỉnh kịp thời  với các trường hợp chuyển luồng không đúng quy định, không hiệu quả.

V.Kết luận

Trên đây là những cập nhật mới nhất về kết quả kiểm soát luồng đỏ của ngành hải quan. Hy vọng bài viết mà Vietlog cung cấp  về “Tờ khai luồng đỏ giảm mạnh- ngành hải quan đạt chỉ tiêu đề ra ” sẽ hữu ích với bạn.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

 

 

LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

 

Trong xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế dần chuyển hướng sang phát triển bền vững. Logistics xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đặt ra. Logistics xanh là gì? Cơ hội, thách thức nào cho Việt Nam?… Mời các bạn đọc qua bài viết “LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM” của Vietlog để hiểu hơn nha.

I. Logistics xanh

  1. Logistics xanh là gì?

Logistics xanh là mô hình quản lý chuỗi cung ứng tập trung tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Logistics xanh là giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, đạt được sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Từ góc độ phát triển bền vững, Logistics xanh nhấn mạnh việc kết hợp hài hòa ba yếu tố quan trọng: hiệu quả kinh tế, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

  1. Sự khác biệt giữa Logistics xanh và Logistics truyền thống.

Mục tiêu

  • Logistics xanh giảm thiểu tác động môi trường và đạt cân bằng bền vững giữa kinh tế, xã hội, và môi trường.
  • Logistics xanh tích hợp thực hành bảo vệ môi trường vào toàn bộ chuỗi cung ứng, từ vận tải đến quản lý chất thải.
  • Logistics truyền thống chủ yếu tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí, ít chú trọng đến môi trường.
  • Logistics truyền thống thường không xem xét môi trường toàn diện, quyết định dựa trên lợi ích kinh tế và hiệu quả hoạt động.

Công nghệ

  • Logistics xanh sử dụng công nghệ bền vững như xe điện, năng lượng tái tạo, ITS. Giúp giảm khí thải và tiêu thụ năng lượng.( ITS_Hệ thống giao thông thông minh)
  • Logistics truyền thống dùng công nghệ cũ, như xe tải chạy nhiên liệu hóa thạch. Ít chú trọng tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.

Chi phí và đầu tư

  • Logistics xanh yêu cầu đầu tư cao hơn nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí lâu dài.
  • Logistics truyền thống có chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có thể phải chịu chi phí môi trường cao hơn.

Đáp ứng yêu cầu thị trường và khách hàng

  • Logistics xanh đáp ứng yêu cầu khách hàng về trách nhiệm môi trường, nâng cao uy tín thương hiệu.
  • Logistics truyền thống chủ yếu đáp ứng nhu cầu về chi phí và thời gian giao hàng, ít chú trọng môi trường.

Xem thêm tại: Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT

LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

II.Tầm quan trọng của xanh logistics

Đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ.

 

Chính phủ đang nỗ lực xây dựng chương trình hành động để thực hiện cam kết trên và phát triển chuỗi cung ứng xanh.

 

Thúc đẩy ngành Logistics phát triển bền vững.

Giúp giảm chi phí logistics cho toàn bộ nền kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu trọng yếu Đất Nước. Đặc biệt với Việt Nam khi mà chi phí logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao.

 

 Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

 

Ứng dụng Logistics xanh sẽ gia tăng được số lượng khách hàng, tăng nguồn thu, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh.

 

 Giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

 

Ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường cũng được gia tăng. Logistics xanh giúp tạo sự tin tưởng, tăng sự hài lòng của khách hàng đến với dịch vụ.

 

III. Nguyên tắc cơ bản của Logistics xanh

  1. Tối ưu hóa vận tải

    • Sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu.
    • Lên kế hoạch tuyến đường tối ưu để giảm phát thải.
  2. Giảm thiểu chất thải

    • Quản lý chất thải và tái chế.
    • Giảm bao bì và sử dụng vật liệu tái chế.
  3. Tiết kiệm năng lượng

    • Áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong kho bãi và vận tải.
    • Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
  4. Bảo vệ môi trường

    • Giảm phát thải khí nhà kính.
    • Sử dụng phương tiện vận tải sạch hơn.

III. Các chiến lược và chính sách phát triển logistics xanh

  • Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)nhất trí với sự cần thiết trong xây dựng chiến lược phát triển logistics sau khi nghiên cứu tờ trình, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam và dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình hành động giai đoạn 2025-2030 thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
  • Theo báo cáo Logistics Việt Nam 73,2% doanh nghiệp chọn logistics xanh nằm trong chiến lược kinh doanh của họ.
  • Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh xác định 6 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 18 nhiệm vụ, cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải và dịch vụ logistics.
  • Phát triển logistics xanh không còn là xu hướng mà dần trở thành yêu cầu tất yếu.

 

IV. Thách thức và khó khăn logistics xanh tại Việt Nam

  1.  Chi phí đầu tư ban đầu

  • Chi phí cho công nghệ và thiết bị xanh.
  1. Khả năng thay đổi và áp dụng

  • Đòi hỏi sự thay đổi trong quy trình và thói quen.
  1. Thiếu sự hỗ trợ và chính sách

  • Thiếu quy định và chính sách hỗ trợ từ chính phủ.V.Một Số Đối Tác Uy Tín Trong Chuỗi Cung Ứng Xanh

 

V. Một Số Đối Tác Uy Tín Trong Chuỗi Cung Ứng Xanh

5.1.A. Duie Pyle 

  • A. Duie Pyle đã xây dựng 48% đội xe của mình trong ba năm qua.
  •   Giúp giảm thiểu khí thải và cải thiện hiệu suất và tăng cường an toàn.
  • Công ty đã thêm các hệ thống quản lý bến tàu không giấy tờ và đèn kích hoạt chuyển động.
  • EPA đã vinh danh Pyle là Người thực hiện hiệu quả cao SmartWay trong bảy năm qua.

5.2. AAA Cooper Transportation

  • AAA Cooper Transportation mở rộng sang các quốc gia khác trên toàn thế giới.
  • Nâng cấp các gói thiết bị khí động học bằng các vật liệu tổng hợp nhẹ hơn để cải thiện hiệu suất nhiên liệu. 
  • Nâng cao tỷ lệ tải đầy, giảm hiệu quả số dặm cần thiết cho mỗi chuyến hàng.

5.3. Alaska Airlines

  • Là một phần của hành trình EverGreen.
  •  Alaska Airlines đã đặt mục tiêu dài hạn đạt được phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2040. 

5.4. Alliance Shippers Inc.

  • Alliance Shippers Inc. trang bị cho các rơ-moóc và container lạnh, thiết bị theo dõi hai chiều tiên tiến. 
  • Tổng lượng giảm phát thải CO2 của Alliance tương đương với việc loại bỏ 1.695 xe ô tô khỏi đường hoặc trồng 10.493 cây xanh.

VI. Kết luận

Hy vọng, thông tin Vietlog chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm cái nhìn toàn diện và sâu sắc về logistics xanh. 

 

Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT

Ngành Logistics đang trở thành một n gành “HOT” với điểm chuẩn đầu vào các trường đại học luôn đạt mốc cao qua các năm. Hàng ngàn sinh viên theo học cùng hàng trăm trường đại học thi nhau mở thêm chuyên ngành đào tạo Logistics. Vậy đâu là bí mất khiến ngành này “ Hot” như vậy. Hãy cùng Vietlog.vn khám phá ngay bí mật này qua bài viết “Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT” này nhé!

Ngành Logistics là gì? 

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành đào tạo hai lĩnh vực liên quan trong việc điều phối và tối ưu hóa vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng.

– Logistics tập trung vào quản lý các hoạt động vận tải và kho bãi.

– Quản lý chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa quy trình, tăng cường liên kết và đồng bộ hóa các bộ phận trong chuỗi cung ứng.

Sự phát triển của ngành Logistics ngày nay

  • Ngành Logistics ngày nay đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự gia tăng của thương mại điện tử và chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Sự tăng trưởng này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và yêu cầu kiến thức sâu về quản lý, công nghệ, chiến lược để thích nghi với môi trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh.

Vai trò quan trọng của ngành Logistics trong chuỗi cung ứng

  • Logistics đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng. Đây là cầu nối giữa các khâu khác nhau từ sản xuất đến tiêu thụ.
  • Vai trò chính của Logistics bao gồm: vận chuyển hiệu quả, giảm thiểu chi phí, tăng cường sự linh hoạt,…

Xem thêm: VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT
Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT

Ai nên học ngành Logistics?

Ngành Logistics thích hợp cho những ai quan tâm đến việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng. Nó phù hợp với:

– Những người có kỹ năng tổ chức và quản lý: Đặc biệt là trong việc điều phối hoạt động vận tải và lưu kho.

– Những ai quan tâm đến công nghệ và sáng tạo: Với sự phát triển của công nghệ 4.0, ngành Logistics cần người có khả năng áp dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình.

– Những ai muốn tham gia vào lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu: Logistics đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến tiêu thụ, mang lại cơ hội nghề nghiệp và phát triển bền vững.

– Những ai muốn làm việc trong môi trường đa văn hóa và toàn cầu hóa: Logistics liên quan đến các hoạt động quốc tế và yêu cầu kỹ năng giao tiếp và làm việc với người từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

– Những người có khả năng giải quyết vấn đề và làm việc dưới áp lực: Với tính chất phức tạp và động đậy của ngành Logistics, kỹ năng quản lý rủi ro và giải quyết vấn đề là rất quan trọng.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Logistics

Trong ngành Logistics, có nhiều vị trí và vai trò khác nhau phù hợp với các nhu cầu và chuyên môn khác nhau. Các vị trí phổ biến bao gồm:

– Nhân viên logistics: Điều phối và giám sát các hoạt động vận chuyển và lưu kho hàng hóa.

Quản lý chuỗi cung ứng: Đảm bảo liên kết suôn sẻ từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro.

Chuyên gia vận chuyển và phân phối: Điều phối các hoạt động vận tải để đáp ứng yêu cầu về thời gian và chi phí.

Chuyên gia quản lý kho: Quản lý và tối ưu hóa các hoạt động lưu trữ hàng hóa trong kho.

Chuyên gia phân tích dữ liệu logistics: Phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu quả và đưa ra các quyết định chiến lược.

Chuyên gia quản lý rủi ro logistics: Điều phối và giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động vận chuyển và lưu kho.

Chuyên gia tài chính trong logistics: Quản lý các chi phí vận chuyển và lưu trữ để tối ưu hóa lợi nhuận.

Chuyên gia công nghệ thông tin logistics: Phát triển và quản lý các hệ thống thông tin và công nghệ để hỗ trợ hoạt động logistics.

 

 Góc khuất  Ngành Logistics

Mỗi ngành nghề đều có những khó khăn riêng và Ngành Logistics cũng không phải ngoại lệ. Một số khó khăn phổ biến:

  • Sự phức tạp và khó khăn trong học tập: Ngành Logistics đòi hỏi học viên phải có kiến thức đa dạng và sự chuyên sâu.
  • Áp lực thời gian và công việc: Các bài tập và dự án thường có mức độ phức tạp và yêu cầu đúng thời hạn, đòi hỏi sự tổ chức và quản lý thời gian tốt.
  • Cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động: Các vị trí trong ngành Logistics đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm cao, nên học viên phải cạnh tranh để có được việc làm.
  • Công việc đòi hỏi sự linh hoạt và làm việc dưới áp lực: Vì tính chất phức tạp của ngành, học viên cần sẵn sàng làm việc trong môi trường có áp lực cao và thay đổi nhanh chóng.
  • Công nghệ và sự thay đổi liên tục: Điều này yêu cầu học viên phải cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để không bị lạc hậu.

Hãy yên tâm vì mỗi khó khăn đều luôn có giải pháp. Và để vượt qua những điều này, người học cần có sự nỗ lực, sự chủ động học tập sớm để thành công trong ngành.

Các yếu tố khi chọn ngành Logistics

Khi lựa chọn ngành Logistics, các yếu tố quan trọng cần phải chú ý bao gồm:

  • Sự quan tâm và phù hợp năng lực: Đảm bảo bạn có hứng thú và phù hợp với các kỹ năng như tổ chức, quản lý và giải quyết vấn đề.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Nghiên cứu thị trường lao động để hiểu về các vị trí và cơ hội việc làm trong ngành.
  • Yêu cầu học vấn và kỹ năng: Đánh giá các yêu cầu về học vấn, bằng cấp và kỹ năng cần thiết trong ngành Logistics.
  • Cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp: Xem xét khả năng học hỏi và phát triển mang tính đa dạng và toàn cầu của ngành.
  • Tầm quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội: Hiểu rõ vai trò của Logistics đối với nền kinh tế và xã hội, đóng góp và tầm quan trọng của ngành này.

Cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này sẽ giúp bạn có quyết định hợp lý và thành công trong lựa chọn ngành Logistics.

Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT

Ngành Logistics học trường nào?

Ở Việt Nam, có một số trường đại học nổi bật đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng) như sau:

  • Đại học Ngoại thương (FTU): Trường đào tạo Quản trị Kinh doanh Quốc tế với chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): NEU đào tạo Quản trị Kinh doanh với chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội (HUI): Trường đào tạo Kinh doanh quốc tế với chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng.
  • Đại học Giao thông Vận tải (UTC): UTC đào tạo Logistics và Quản lý vận tải, phù hợp với ngành vận tải và Logistics.
  • Đại học Hutech: Trường cũng có đào tạo các ngành liên quan đến Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Với nỗ lực của mình, các trường dần đáp ứng nhu cầu nhân lực về ngành cho cả nước.

Kết luận

Ngành Logistics góp phần tạo cơ hội nghề nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, Chính phủ đang không ngừng nỗ lực cải thiện và phát triển lĩnh vực này. Từ đó tạo hội việc làm rộng mở cho tất cả chúng ta. Hy vọng bài viết Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT sẽ hữu ích đối với bạn.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

CÓ THỂ NỘP HỒ SƠ GIẢM THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU THÔNG QUA NHỮNG HÌNH THỨC NÀO?

CÓ THỂ NỘP HỒ SƠ GIẢM THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU THÔNG QUA NHỮNG HÌNH THỨC NÀO?

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Quản lý Thuế 2019, người nộp thuế xuất nhập khẩu có thể nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thông qua các hình thức sau:

 

1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế

 

– Người nộp thuế có thể đến trực tiếp cơ quan quản lý thuế để nộp hồ sơ.

– Đây là phương thức truyền thống và phổ biến nhất, giúp người nộp thuế nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ thuế.

– Khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp thuế cần mang theo bản gốc và các bản sao cần thiết để đối chiếu và xác nhận thông tin.

 

2. Gửi hồ sơ qua đường bưu chính

 

– Người nộp thuế có thể chọn gửi hồ sơ qua đường bưu chính nếu không thể đến trực tiếp cơ quan quản lý thuế.

– Phương thức này phù hợp với những người ở xa cơ quan thuế hoặc không có thời gian đến nộp trực tiếp.

– Khi gửi hồ sơ qua bưu chính, người nộp thuế cần đảm bảo hồ sơ đầy đủ và đúng quy định. Điều này giúp tránh việc phải bổ sung hay chỉnh sửa sau này.

 

3. Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử

 

– Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế. Là phương thức hiện đại, tiện lợi và nhanh chóng.

– Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ bất kỳ lúc nào mà không bị hạn chế bởi thời gian làm việc của cơ quan thuế.

– Phương thức này cũng giúp tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian chờ đợi.

– Để nộp hồ sơ điện tử, người nộp thuế cần có tài khoản đăng nhập vào hệ thống giao dịch điện tử của cơ quan thuế. Sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên hệ thống.

 

4. Quy trình tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý thuế

 

– Cơ quan quản lý thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế và thông báo cho người nộp thuế về việc tiếp nhận hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp pháp. Cũng như không đầy đủ hoặc không đúng mẫu theo quy định. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế.

– Thông báo sẽ nêu rõ những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa để hồ sơ được hoàn thiện và hợp lệ.

 

5. Lợi ích của việc nộp hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu đúng quy định

 

– Tiết Kiệm Thời Gian và Chi Phí

Việc nộp hồ sơ đúng quy định và đầy đủ giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

– Đảm Bảo Quyền Lợi Hợp Pháp

Nộp hồ sơ giảm thuế đúng quy định giúp người nộp thuế đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Tránh những rắc rối pháp lý có thể phát sinh.

– Tạo Dựng Niềm Tin

Việc tuân thủ các quy định về nộp hồ sơ giảm thuế cũng góp phần tạo dựng niềm tin với cơ quan quản lý thuế. Và cũng giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt các đối tác.

 

Nộp hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu qua các hình thức trên tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Giúp cơ quan quản lý thuế dễ dàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Hãy đảm bảo hồ sơ của bạn hợp pháp, đầy đủ và đúng mẫu để quá trình xử lý diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

 

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

https://vietlog.vn/

 

 

CÁCH VIẾT MỘT EMAIL XIN VIỆC ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG

CÁCH VIẾT MỘT EMAIL XIN VIỆC ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG

 

Nộp hồ sơ xin việc qua email yêu cầu bạn viết nội dung  đầy đủ để dẫn dắt nhà tuyển dụng xem tệp đính kèm như CV, Đơn xin việc. Nội dung cần đảm bảo các phần sau để thu hút nhà tuyển dụng:

 

1. Tiêu đề email

 

– Tiêu đề email thường bao gồm tên, vị trí ứng tuyển và khu vực ứng tuyển (nếu công ty đăng tuyển ở nhiều khu vực).

– Trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu tiêu đề riêng, hãy ghi theo hướng dẫn của nhà tuyển dụng.

 

2. Giới thiệu thông tin cá nhân

 

– Bắt đầu email bằng việc giới thiệu thông tin cá nhân: họ tên, chuyên ngành học, trường đào tạo.

– Thông tin này giúp nhà tuyển dụng nắm rõ hơn về bạn.

 

3. Nguồn thông tin tuyển dụng

 

– Nêu rõ bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng của công ty từ đâu: qua bạn bè, người quen giới thiệu, trên các web việc làm, hội nhóm việc làm, hoặc các trang mạng xã hội.

– Việc này giúp nhà tuyển dụng biết về kênh quảng bá hiệu quả.

 

4. Lý do quyết định nộp hồ sơ

 

– Nêu lý do bạn quyết định nộp hồ sơ: nêu lên những điều bạn có và những yêu cầu của công ty cần tương thích với nhau như thế nào.

– Giúp nhà tuyển dụng hiểu lý do bạn chọn công ty và vị trí này.

 

5. Giới thiệu tệp đính kèm

 

– Giới thiệu rõ ràng các tệp đính kèm là những tệp nào: CV, Đơn xin việc, và các tài liệu khác (nếu có).

– Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về kinh nghiệm và năng lực của bạn qua các tệp này.

 

6. Mong muốn nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ

 

– Thể hiện mong muốn nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ và tạo cơ hội đến phỏng vấn để bạn có thể trình bày rõ hơn về năng lực của mình.

– Điều này cho thấy sự tự tin và mong muốn làm việc tại công ty.

 

7. Gửi lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp

 

– Kết thúc email bằng việc gửi lời cảm ơn và một lời chúc tốt đẹp đến nhà tuyển dụng.

– Thể hiện sự lịch sự và tôn trọng của bạn.

 

8. Chữ ký email

 

– Phía cuối email, hãy thêm chữ ký email bao gồm thông tin của bạn như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, và link mạng xã hội (LinkedIn nếu có).

– Giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ lại với bạn.

 

Viết email xin việc đúng cách không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà còn tăng cơ hội được mời phỏng vấn và nhận việc. Đảm bảo email của bạn ngắn gọn, rõ ràng, và đầy đủ thông tin cần thiết.

 

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

https://vietlog.vn/

 

 

HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CƠ BẢN CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH NGHỀ

HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CƠ BẢN CHO TẤT CẢ CÁC NGÀNH NGHỀ

CV là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một CV được chuẩn bị kỹ lưỡng và trình bày rõ ràng sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, tăng cơ hội được mời phỏng vấn.

1.    Thông tin cá nhân

– Ảnh đại diện: Chọn ảnh lịch sự, chụp dạng chân dung. Không cần quá nghiêm túc như ảnh thẻ, nhưng cũng không nên dùng ảnh filter quá đà hoặc có dáng chụp không phù hợp. Mặc áo sơ mi hoặc áo có cổ, nét mặt tươi tắn.

– Tên: Ghi đầy đủ họ tên trên một dòng.

– Vị trí ứng tuyển: Ghi rõ vị trí ứng tuyển theo thông tin công ty đăng tuyển.

– Thông tin liên hệ: Gồm ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ (không cần quá chi tiết), link mạng xã hội (LinkedIn nếu có).

 

2.    Mục tiêu nghề nghiệp

– Mục tiêu ngắn hạn: Ghi rõ ràng, cụ thể, trung thực.

– Mục tiêu dài hạn: Ghi ngắn gọn để nhà tuyển dụng biết lộ trình nghề nghiệp của bạn.

 

3.    Kỹ năng

– Vi tính

– Ngoại ngữ

– Kỹ năng chuyên ngành

– Kỹ năng mềm khác

Lưu ý: Không dùng thanh kéo theo mẫu CV có sẵn trên forms.

 

4.    Học vấn

– Ghi rõ tên trường, ngành học, xếp loại/điểm nếu thành tích nổi bật.

– Nếu đã tốt nghiệp, kèm theo năm tốt nghiệp.

 

5.    Chứng chỉ

– Ghi các chứng chỉ nổi trội (nếu có) về chuyên ngành.

– Các chứng chỉ này giúp nhà tuyển dụng đánh giá thêm về chuyên môn của bạn.

 

6.    Kinh nghiệm làm việc

– Ghi theo thứ tự công ty/đơn vị nào làm gần đây nhất đến xa nhất theo thời gian.

– Ghi tên công ty, vị trí đã làm, mốc thời gian làm, và liệt kê chi tiết các nội dung công việc đã làm.

 

7.    Hoạt động ngoại khóa (nếu có)

– Liệt kê các hoạt động ngoại khóa mà bạn đã tham gia để thể hiện bạn là người năng động, sôi nổi.

 

8.    Thành tích và giải thưởng (nếu có)

– Viết vào mục này những thành tích và giải thưởng trong thời gian còn đi học hoặc tham gia các cuộc thi khác.

 

9.    Sở thích (nếu có)

– Viết lịch sự, chỉn chu, những sở thích có phục vụ thêm cho công việc để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

 

Viết CV theo các hướng dẫn này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo CV của bạn rõ ràng, cụ thể và trung thực.

 

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

https://vietlog.vn/

 

 

CÁC TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỘ PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI KHO LẠNH VÀ  LỢI ÍCH CỦA VIỆC TUÂN THỦ TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỘ

CÁC TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỘ PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI KHO LẠNH VÀ  LỢI ÍCH CỦA VIỆC TUÂN THỦ TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỘ

 

Chuỗi cung ứng kho lạnh cần cung cấp nhiệt độ thích hợp cho từng loại sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ. Tùy vào tính chất của từng loại hàng hóa, các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến gồm:

I.               Các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến đối với kho lạnh

 

1. Mức đông lạnh sâu – deep frozen (-28 đến -30 độ c)

Đây là mức nhiệt độ lạnh nhất, chủ yếu dành cho việc vận chuyển thủy hải sản. Ở nhiệt độ này, thủy hải sản sẽ được bảo quản tốt nhất, giữ nguyên chất lượng và độ tươi ngon. Đảm bảo rằng nhiệt độ này được duy trì liên tục để tránh hư hỏng sản phẩm.

 

2. Mức đông lạnh – frozen (-16 đến -20 độ c)

Nhiệt độ này chủ yếu dành cho việc vận chuyển thịt. Ở nhiệt độ này, vi khuẩn gây hại không thể phát triển, giúp bảo quản thịt tươi ngon và an toàn. Đối với thịt đông lạnh, việc duy trì nhiệt độ ổn định là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

3. Mức lạnh – chilled (2 đến 4 độ c)

Đây là mức chuẩn nhiệt độ bên trong tủ lạnh, thường được sử dụng để vận chuyển trái cây và rau củ quả. Nhiệt độ này giúp giữ được thời hạn sử dụng tối ưu nhất cho các loại rau củ quả, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Việc duy trì nhiệt độ này giúp sản phẩm luôn tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.

 

II.            Lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn nhiệt độ

 

  • Bảo quản chất lượng sản phẩm

Đảm bảo sản phẩm luôn ở trong điều kiện tốt nhất, giữ nguyên hương vị và giá trị dinh dưỡng.

  • Ngăn ngừa hư hỏng

Tránh tình trạng sản phẩm bị hư hỏng do nhiệt độ không phù hợp.

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm

Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

  • Tăng thời gian bảo quản

Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, giảm thiểu lãng phí.

 

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh, việc duy trì các tiêu chuẩn nhiệt độ trên là rất quan trọng. Hệ thống kho lạnh và phương tiện vận chuyển cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định. Quy trình kiểm soát nhiệt độ cần được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sản phẩm được giao đến khách hàng.

Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nhiệt độ trong kho lạnh không chỉ giúp bảo quản chất lượng sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của chuỗi cung ứng lạnh.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

https://vietlog.vn/

 

 

THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc mua bán hàng hóa giữa các nước ngày càng phổ biến. Làm thế nào để các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau có thể dễ dàng mua bán và thanh toán với nhau? Hãy theo dõi bài viết của Vietlog để tìm hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu.

I. Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh. Điều này dựa trên các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Nó cũng bao gồm giao dịch giữa một quốc gia và các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng liên quan.

II. Đặc điểm của thanh toán quốc tế

1. Chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế.
2. Được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng.
3. Tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp.
4. Liên quan đến ngoại tệ và chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối quốc gia.
5. Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh.
6. Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế hoặc luật của nước thứ ba.

III. Vai trò

1. Đối với nền kinh tế: Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Củng cố vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế. Tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế.
2. Đối với công ty: Là chất xúc tác, cầu nối đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Đối với ngân hàng: Thúc đẩy phát triển các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường vốn huy động. Tạo lợi nhuận kinh doanh cần thiết thông qua các phí dịch vụ.

IV. Các phương thức thanh toán phổ biến

1. Phương thức chuyển tiền (Telegraphic Transfer).
2. Phương thức ghi sổ (Open Account).
3. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment):
– Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection).
– Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection).
4. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit).

Việc hiểu rõ các phương thức thanh toán quốc tế giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia.

Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
• Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
• Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
• Face: Xnk Thực Tế Vietlog

Trang chủ