LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

 

Trong xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế dần chuyển hướng sang phát triển bền vững. Logistics xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đặt ra. Logistics xanh là gì? Cơ hội, thách thức nào cho Việt Nam?… Mời các bạn đọc qua bài viết “LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM” của Vietlog để hiểu hơn nha.

I. Logistics xanh

  1. Logistics xanh là gì?

Logistics xanh là mô hình quản lý chuỗi cung ứng tập trung tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Logistics xanh là giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, đạt được sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Từ góc độ phát triển bền vững, Logistics xanh nhấn mạnh việc kết hợp hài hòa ba yếu tố quan trọng: hiệu quả kinh tế, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

  1. Sự khác biệt giữa Logistics xanh và Logistics truyền thống.

Mục tiêu

  • Logistics xanh giảm thiểu tác động môi trường và đạt cân bằng bền vững giữa kinh tế, xã hội, và môi trường.
  • Logistics xanh tích hợp thực hành bảo vệ môi trường vào toàn bộ chuỗi cung ứng, từ vận tải đến quản lý chất thải.
  • Logistics truyền thống chủ yếu tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí, ít chú trọng đến môi trường.
  • Logistics truyền thống thường không xem xét môi trường toàn diện, quyết định dựa trên lợi ích kinh tế và hiệu quả hoạt động.

Công nghệ

  • Logistics xanh sử dụng công nghệ bền vững như xe điện, năng lượng tái tạo, ITS. Giúp giảm khí thải và tiêu thụ năng lượng.( ITS_Hệ thống giao thông thông minh)
  • Logistics truyền thống dùng công nghệ cũ, như xe tải chạy nhiên liệu hóa thạch. Ít chú trọng tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.

Chi phí và đầu tư

  • Logistics xanh yêu cầu đầu tư cao hơn nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí lâu dài.
  • Logistics truyền thống có chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có thể phải chịu chi phí môi trường cao hơn.

Đáp ứng yêu cầu thị trường và khách hàng

  • Logistics xanh đáp ứng yêu cầu khách hàng về trách nhiệm môi trường, nâng cao uy tín thương hiệu.
  • Logistics truyền thống chủ yếu đáp ứng nhu cầu về chi phí và thời gian giao hàng, ít chú trọng môi trường.

Xem thêm tại: Ngành Logistics là gì? Và những điều CẦN PHẢI BIẾT

LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

II.Tầm quan trọng của xanh logistics

Đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ.

 

Chính phủ đang nỗ lực xây dựng chương trình hành động để thực hiện cam kết trên và phát triển chuỗi cung ứng xanh.

 

Thúc đẩy ngành Logistics phát triển bền vững.

Giúp giảm chi phí logistics cho toàn bộ nền kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu trọng yếu Đất Nước. Đặc biệt với Việt Nam khi mà chi phí logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao.

 

 Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

 

Ứng dụng Logistics xanh sẽ gia tăng được số lượng khách hàng, tăng nguồn thu, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh.

 

 Giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

 

Ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường cũng được gia tăng. Logistics xanh giúp tạo sự tin tưởng, tăng sự hài lòng của khách hàng đến với dịch vụ.

 

III. Nguyên tắc cơ bản của Logistics xanh

  1. Tối ưu hóa vận tải

    • Sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu.
    • Lên kế hoạch tuyến đường tối ưu để giảm phát thải.
  2. Giảm thiểu chất thải

    • Quản lý chất thải và tái chế.
    • Giảm bao bì và sử dụng vật liệu tái chế.
  3. Tiết kiệm năng lượng

    • Áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong kho bãi và vận tải.
    • Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
  4. Bảo vệ môi trường

    • Giảm phát thải khí nhà kính.
    • Sử dụng phương tiện vận tải sạch hơn.

III. Các chiến lược và chính sách phát triển logistics xanh

  • Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)nhất trí với sự cần thiết trong xây dựng chiến lược phát triển logistics sau khi nghiên cứu tờ trình, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam và dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình hành động giai đoạn 2025-2030 thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.
  • Theo báo cáo Logistics Việt Nam 73,2% doanh nghiệp chọn logistics xanh nằm trong chiến lược kinh doanh của họ.
  • Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh xác định 6 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 18 nhiệm vụ, cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải và dịch vụ logistics.
  • Phát triển logistics xanh không còn là xu hướng mà dần trở thành yêu cầu tất yếu.

 

IV. Thách thức và khó khăn logistics xanh tại Việt Nam

  1.  Chi phí đầu tư ban đầu

  • Chi phí cho công nghệ và thiết bị xanh.
  1. Khả năng thay đổi và áp dụng

  • Đòi hỏi sự thay đổi trong quy trình và thói quen.
  1. Thiếu sự hỗ trợ và chính sách

  • Thiếu quy định và chính sách hỗ trợ từ chính phủ.V.Một Số Đối Tác Uy Tín Trong Chuỗi Cung Ứng Xanh

 

V. Một Số Đối Tác Uy Tín Trong Chuỗi Cung Ứng Xanh

5.1.A. Duie Pyle 

  • A. Duie Pyle đã xây dựng 48% đội xe của mình trong ba năm qua.
  •   Giúp giảm thiểu khí thải và cải thiện hiệu suất và tăng cường an toàn.
  • Công ty đã thêm các hệ thống quản lý bến tàu không giấy tờ và đèn kích hoạt chuyển động.
  • EPA đã vinh danh Pyle là Người thực hiện hiệu quả cao SmartWay trong bảy năm qua.

5.2. AAA Cooper Transportation

  • AAA Cooper Transportation mở rộng sang các quốc gia khác trên toàn thế giới.
  • Nâng cấp các gói thiết bị khí động học bằng các vật liệu tổng hợp nhẹ hơn để cải thiện hiệu suất nhiên liệu. 
  • Nâng cao tỷ lệ tải đầy, giảm hiệu quả số dặm cần thiết cho mỗi chuyến hàng.

5.3. Alaska Airlines

  • Là một phần của hành trình EverGreen.
  •  Alaska Airlines đã đặt mục tiêu dài hạn đạt được phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2040. 

5.4. Alliance Shippers Inc.

  • Alliance Shippers Inc. trang bị cho các rơ-moóc và container lạnh, thiết bị theo dõi hai chiều tiên tiến. 
  • Tổng lượng giảm phát thải CO2 của Alliance tương đương với việc loại bỏ 1.695 xe ô tô khỏi đường hoặc trồng 10.493 cây xanh.

VI. Kết luận

Hy vọng, thông tin Vietlog chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm cái nhìn toàn diện và sâu sắc về logistics xanh. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

div#stuning-header .dfd-stuning-header-bg-container {background-size: initial;background-position: top center;background-attachment: initial;background-repeat: initial;}#stuning-header div.page-title-inner {min-height: 650px;}#main-content .dfd-content-wrap {margin: 0px;} #main-content .dfd-content-wrap > article {padding: 0px;}@media only screen and (min-width: 1101px) {#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars {padding: 0 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child {border-top: 0px solid transparent; border-bottom: 0px solid transparent;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width #right-sidebar,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width #right-sidebar {padding-top: 0px;padding-bottom: 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel {margin-left: -0px;margin-right: -0px;}}#layout .dfd-content-wrap.layout-side-image,#layout > .row.full-width .dfd-content-wrap.layout-side-image {margin-left: 0;margin-right: 0;}
zalo-icon