HÀNG LẺ, HÀNG RỜI, HÀNG CONT- BẠN ĐÃ HIỂU RÕ SỰ KHÁC BIỆT ?

Trong ngành logistics, việc nhầm lẫn giữa hàng lẻ (LCL) và hàng rời (Bulk Cargo) và hàng nguyên container là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt cả về cách thức vận chuyển, đặc điểm hàng hóa lẫn cơ sở hạ tầng cần thiết. Hãy cùng VIETLOG  làm rõ hàng lẻ, hàng rời và cả hàng nguyên container nhé .

1.Hàng rời là gì?

 Hàng rời là loại hàng hóa không được đóng gói cụ thể trong bao bì, kiện hàng riêng biệt. Mà thường được khai thác dưới dạng rời. Tức là trực tiếp đổ vào và lưu trữ trong các thùng container hoặc các khoang hàng của phương tiện vận tải như: tàu thủy, xe tải, hoặc tàu hỏa.

Lưu ý : Hàng rời thông thường là: than đá, quặng, ngũ cốc, vật liệu xây dựng và hàng cắt lát, hàng xá, hàng phế liệu,…

 

2.Hàng lẻ ( LCL ) là gì ?

Giả sử bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc  muốn gửi một lô hàng hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ. Tuy nhiên, lượng hàng của bạn không đủ lớn để điền đầy một container tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng LCL.

Hàng lẻ là thuật ngữ dùng để chỉ các đơn hàng gửi số lượng hàng ít, không đủ đóng hết nguyên container (Less than Container Load – LCL).
Để vận chuyển hàng lẻ, các công ty dịch vụ logistics thường thu gom và kết hợp nhiều đơn hàng lẻ từ các khách hàng khác nhau đóng vào chung một container.

3.Hàng nguyên container là gì ? 

Thay vì LCL là hàng lẻ . Là hàng không đủ để đóng vào 1 cont nên phải đóng chung với cont của nhiều hàng từ nhiều chủ khác nhau .
Thì hàng container, hay còn gọi là hàng nguyên container (Full Container Load – FCL): là hình thức vận chuyển mà hàng hóa được đóng đầy trong một container tiêu chuẩn. Đây có thể là một kiện hàng lớn hoặc sự kết hợp của nhiều kiện hàng nhỏ từ cùng một chủ hàng.

>>>Xem thêm : PHÂN BIỆT HÀNG FREEHAND VÀ HÀNG NOMINATED

4.So sánh hàng rời, hàng lẻ và hàng container.

Đặc điểm
Hàng rời
Hàng lẻ
Hàng container
Đóng gói

Sản phẩm không được đóng gói trong bao bì, kiện hàng riêng biệt.

Thường được vận chuyển ở dạng đổ đống hoặc rời rạc : than , quặng , ngũ cốc..

Hàng hóa được đóng gói cẩn thận theo kiện hàng riêng lẻ ( hộp, thùng , pallet ).

Mỗi kiện đều có bao bì riêng biệt và ghép chung với containe của nhiều chủ khác nhau.

Hàng hóa được đóng gói trong bao bì riêng cho từng kiện hàng vào hẳn 1 container. Chứ không ghép hàng 
Phương tiện chứa hàng
Container hoặc khoang hàng của xe tải, tàu thủy , tàu hỏa. Trong container ghép chung . Trong container
Loại hàng hóa
Hàng hóa nhiều chi tiết nhỏ, không kích thước cố định : than quặng ngũ cốc , vật liệu xây dựng, hàng cắt lát, hàng xá, hàng phế liệu,… không bao bì. Có thể bất kì loại hàng hóa nào từ nguyên liệu đến hàng tiêu dùng. Có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào, từ nguyên liệu đến hàng tiêu dùng.
Bố trí phương tiện làm hàng
Thiết bị chuyên dụng như băng tải, gầu xúc, đường ống ( với chất lỏng hoặc ngũ cốc ). Phương pháp xếp dỡ nhanh , xử lí hàng số lượng lớn.

Yêu cầu thiết bị hỗ trợ phân loại kiện hàng trong kho .

Phải có nhân công hoặc máy móc xếp dỡ từng kiện hàng vào cont .Vì hàng lẻ của nhiều chủ  tránh nhầm lẫn hoặc hư hỏng.

Xe cẩu, cẩu container hoặc thiết bị đặc biệt xếp / dỡ cont nguyên chiếc .
Chi phí vận chuyển
Thấp hơn 1 tí. Do không cần đóng gói và sử dụng phương tiện chuyên dụng khối lượng lớn. Phí dựa trên khối lượng hoặc thể tích ( bulk rate ) Tiết kiệm hơn FCL vì phí dựa trên thể tích hoặc CBM Tổng chi phí cao hơn, vì thuê nguyên cont ( dù có lấp đầy hay không )
Thời gian vận chuyển và xử lí
Nhanh do không cần đóng gói và phân loại. Chậm hơn 1 tí vì phải chờ ghép hàng. Nhanh hơn vì không cần chờ ghép hàng.
Sự bảo vệ Cần biện pháp để bảo vệ hàng hóa, tránh hao hụt, rủi ro, thời tiết. Vẫn được bảo vệ nhưng rủi ro từ hàng khác trong container Hàng trong Container được bảo vệ. Cũng như giảm thiểu nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát.

5.Kết luận

Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

Điểm khác biệt giữa quy trình phát hành HBL và MBL cho khách hàng

Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế, việc hiểu rõ quy trình phát hành HBL và MBL là yếu tố quan trọng để đảm bảo hàng hóa được xử lý một cách hiệu quả. Vậy hãy cùng Vietlog tìm hiểu về khác biệt giữa hai quy trình này nhaaa.

 1.Quy trình phát hành HBL cho khách hàng.

  • HBL: Phát hành bởi Forwarder, gửi cho nhà xuất khẩu.
  • MBL: Phát hành bởi hãng tàu, gửi cho Forwarder.
Bước 1  Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và hồ sơ

Nhà xuất khẩu ( bên có hàng nhưng không có phương tiện vận chuyển hoặc không đủ hàng để book hãng tàu thì sẽ thông qua một công ty Logistics hoặc Fowarder), chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan sẽ giao lô hàng này cho FWD .

Bước 2  Phát hành HBL cho nhà xuất khẩu
  •  Forwarder tiến hành nhận hàng từ nhà xuất khẩu và làm các thủ tục xác nhận hàng hóa.
  •  Phát hành HBL (House Bill of Lading) cho nhà xuất khẩu, là vận đơn do Forwarder cung cấp để xác nhận việc nhận hàng từ shipper.
Bước 3. FWD book chỗ với hãng tàu

 Forwarder gom hàng từ nhiều khách hàng để book chỗ với hãng tàu (LCL hàng lẻ) hoặc đặt cả container (FCL – hàng nguyên).

Bước 4 Hãng tàu phát hành MBL (Master Bill of Lading) cho Forwarder để xác nhận  việc nhận hàng từ Forwarder.
Bước 5.Tổng hợp chứng từ và gửi cho đầu nhập khẩu

Forwarder tại đầu xuất tổng hợp thông tin từ HBL + MBL (vận đơn đường biển) và gửi toàn bộ bộ chứng từ cho FWD đầu nhập khẩu trước khi hàng đến (thường gửi qua máy bay hoặc chuyển phát nhanh).

 Bước 6: Thông báo hàng đến (A/N) từ hãng tàu

Khi hàng đến cảng nhập khẩu, hãng tàu sẽ phát hành thông báo hàng đến (A/N) và gửi cho FWD đầu nhập khẩu.

Bước 7 Thanh toán chi phí

FWD đầu nhập khẩu nhận được B/L gốc và bộ chứng từ xuất khẩu từ FWD đầu xuất khẩu. Sau khi kiểm tra các chứng từ, FWD đầu nhập khẩu thông báo chi phí Local Charges và các phụ phí phát sinh cho nhà nhập khẩu để họ chuẩn bị thanh toán..

Bước 8. Tiến hành nhận hàng

 FWD sẽ kiểm tra tờ vận đơn và thông báo release hàng từ đầu xuất sẽ phát hành và giao D.O ( Lệnh giao hàng ) và chứng từ gốc cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan và lấy hàng tại cảng.

2.Quy trình phát hành  MBL cho khách hàng.

  • Điểm khác biệt so với khi phát hành HBL cho khách hàng .

    HBL book chỗ cho hàng LCL và FCL đều được nhưng mà phải book qua công ty trung gian. Riêng MBL (Master Bill of Lading) là hóa đơn chỉ book chỗ vận chuyển cho hàng nguyên container (hàng FCL). MBL được phát hành trực tiếp bởi hãng tàu và gửi thẳng cho nhà xuất khẩu, không thông qua công ty trung gian (Forwarder). Vì vậy, MBL cùng với hóa đơn và chứng từ gốc liên quan sẽ được nhà xuất khẩu gửi thẳng sang nhà nhập khẩu.


    Bước 1 Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và hồ sơ

    Nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa và các hồ sơ cần thiết. Sau đó, họ liên hệ trực tiếp với hãng tàu để book chỗ vận chuyển cho hàng nguyên container (FCL).

    Bước 2 Hãng tàu phát hành MBL (Master Bill of Lading)

    Sau khi nhận hàng, hãng tàu phát hành MBL cho nhà xuất khẩu  xác nhận việc đã nhận hàng.

    Bước 3 Nhà xuất khẩu gửi MBL cho nhà nhập khẩu

    Nhà xuất khẩu gửi MBL và tổng hợp thông tin đến nhà nhập khẩu. Và thông qua chuyển phát nhanh hoặc máy bay, trước khi hàng đến cảng nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ sử dụng MBL này để làm thủ tục tại cảng nhập khẩu.

    Bước 4 Thông báo hàng đến (A/N) từ hãng tàu

    Khi hàng đến cảng nhập khẩu, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice – A/N) cho nhà nhập khẩu. Thông báo này giúp nhà nhập khẩu chuẩn bị các thủ tục và thanh toán các phí cần thiết trước khi nhận hàng

    Bước 5 Nhận hàng

    Sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan và thanh toán phí tại cảng nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ đến hãng tàu để nhận Delivery Order (D/O) và tiến hành nhận hàng.

3. Kết Luận

Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

PHÍ DEM, DET, STORAGE – BẠN ĐÃ PHÂN BIỆT ĐƯỢC CHƯA?

Anh Minh, một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, vừa nhận được thông báo từ hãng tàu về khoản phí lên đến hàng  triệu đồng. Trong đó có phí DEM, DET, và Storage mà anh không hiểu rõ tại sao mình phải chịu. Nguyên nhân? Hàng đến cảng nhưng thủ tục hải quan chậm trễ, container nằm tại bãi lâu hơn dự kiến, và container rỗng không được trả đúng hạn.
Kết quả, thay vì tiết kiệm được chi phí logistics, anh Minh phải tốn một khoản không nhỏ do không nắm rõ quy định về thời gian miễn phí và các loại phí phát sinh.
Nếu bạn từng rơi vào tình huống tương tự, đây chính là lúc cần hiểu rõ sự khác biệt giữa DEM, DET và Storage để tránh “tiền mất tật mang”!
Đồng hành cùng Vietlog để có thêm những kiến thức bổ ích và tiết kiệm chi phí cho hoạt động logistics của bạn nha

1.DEM , DET , STORAGE là gì ?

  • Phí DEM – Demurrage: là phí lưu container tại bãi của cảng /Cont nằm trong cảng
  • Phí DET -Detention :phí lưu cont tại kho riêng của khách hàng /Cont đã nằm bên ngoài của cảng.

    => Hai loại phí đều sẽ do khách hàng đóng trực tiếp cho hãng tàu .Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian miễn phí lưu cont, lưu kho tại bãi khác nhau.
  • Phí Storage : Phí lưu container tại bãi của cảng tức là container nằm trong cảng sẽ chiếm dụng một khoảng không gian của cảng nên sẽ bị mất phí. Thông thường phí lưu bãi Storage charge là phí được tách từ phí DEM ( trừ 1 số trường hợp theo quy định của hãng tàu và cảng ). Phí này thường bị nhầm lẫn với DEM.

    =>Nhưng mà phí Storage khách hàng đóng trực tiếp cho cảng không thông qua hãng tàu

    2.Cách thu phí DEM DET đối với hàng xuất

2.1 Cách thu phí DEM DET : Cách thu phí được tính tùy quy định khác nhau của mỗi hãng tàu tính từ ngày hết freetime 

Đối với hàng xuất 

+DEM :Sau khi đưa container đã có hàng ra tại địa điểm hạ bãi chờ xuất . Nhưng khoảng thời gian từ lúc cont có mặt tại cảng cho đến lúc xuất khẩu vượt qua thời gian cho phép của hãng tàu thì phải đóng thêm phí DEM 

+DET :Từ thời điểm mang cont rỗng ra khỏi Depot cảng ( nơi tập kết container ,hàng hóa) đến khi hạ cont tại cảng , vượt quá thời gian cho phép phải đóng thêm phí DET.Nếu đóng hàng xuất tại bãi của cảng thì sẽ không phát sinh phí này

2.2 Ví dụ cụ thể

Trên booking thể hiện

-ETD : 31/05/2024

-Closing time : 12h ngày 30/5/2023

-Hãng tàu cho khách freetime  5DEM , 5DET, 5Storage

Đối với DET 

-Ngày 26/5 lấy cont rỗng : miễn phí DET

-Trước 26/5 lấy cont rỗng : tính phí DET 

Đối với  DEM & STORAGE

-Ngày 26/05  hạ cont tại bãi: được miễn phí 

-Trước 26/5  hạ cont tại bãi: tính phí DEM

-Sau 30/5 mới hạ cont : vượt quá closingtime thì hãng tàu sẽ không nhận hàng hóa, lô hàng coi như bị rớt tàu =>  Tính phí DEM ( lưu kho ) và phí Storage ( Lưu bãi )

Lưu ý :

  • Thời gian miễn phí DEM/DET thông thường được tính bao gồm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
  • Phí DEM/DET có mức phí khác nhau tùy thuộc vào từng Hãng tàu.
  • Thời gian miễn phí DEM/DET có thể nhiều hơn, tùy vào thỏa thuận với hãng tàu trước đó.
  • Thời gian miễn phí DEM/DET một số Hãng tàu gom chung cả 2 gọi là free DEM/DET combine.
  • Đóng hàng tại bãi ở cảng được free DET
  •   Hỏi rõ thời gian DEM / DET/ STORAGE để nắm thời gian lấy cont hạ cont phù hợp để tối ưu chi phí

    3. Kết luận

    Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

    • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
    • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
    • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
    • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

PHÂN BIỆT ORIGINAL B/L , SURRENDERED B/L , SEAWAY B/L DỄ HIỂU NHẤT

Trong quá trình giao nhận hàng hóa, chúng ta không còn xa lạ gì với B/L – vận đơn đường biển. Tuy nhiên, B/L bao gồm nhiều loại khác nhau. Và việc phân biệt rõ ràng từng loại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình vận chuyển. Đồng thời hạn chế những rủi ro có thể phát sinh. Vậy hôm nay, hãy cùng  Vietlog phân biệt ba loại vận đơn chính trong vận tải đường biển và tìm hiểu tình huống sử dụng của mỗi loại nhé.

1.Original Bill ( Bill gốc )

-Original Bill (hay còn được gọi là Bill gốc). Đây là vận đơn được phát hành bởi hãng tàu hoặc Forwarder ( khi bạn tiến hành giao hàng tới Forwarder sẽ được phát hành vận đơn ). Trên vận đơn, cần có chữ ký bằng tay của người phát hành để xác nhận tính chính thức của vận đơn. Điều quan trọng nhất để xác định vận đơn có phải là gốc hay không là sự hiện diện của chữ ký này. 

-Thông thường, vận đơn gốc được in sẵn hoặc đóng dấu chữ  “Original” lên mặt trước của vận đơn.Và luôn được phát hành 3 bản được đánh số thứ tự : first original , second original, third original kèm theo đó là 3 bản copy

1.1 Quy trình phát hành Bill gốc

Bước 1 Shipper giao hàng cho FWD/ hãng tàu đầu xuất.

Bước 2 FWD / hãng tàu đầu xuất phát hành Bill gốc cho Shipper.

Bước 3 Shipper gửi Bill gốc bằng chuyển phát nhanh qua Consignee .

Bước 4 Consignee gửi lại Bill gốc cho FWD /hãng tàu đầu nhập, sau khi thu hồi Bill gốc sẽ phát hành lệnh cho Consignee D/O thì Consignee mới làm thủ tục hải quan và nhận hàng.

Lưu ý : Sau khi thu hồi Bill gốc thì 2 bản còn lại trong 3 bản không còn giá trị nhận hàng nữa.

1.2 Ưu và nhược điểm 

+Ưu điểm
  • Lựa chọn khi người mua và bán lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế là LC
  • Hoặc khi người mua và bán không tin tưởng lẫn nhau.
+Nhược điểm
  • Tốn kém & mất thời gian
  • Khả năng có thể phát sinh những chi phí không mong muốn như phí DEM/DET hoặc Storage → phí lưu bãi tại cảng đến.
  • Rủi ro khi bộ vận gốc bị thất lạc.

>>>Xem thêm : Vận Đơn Hàng Không ( airway bill)

2.Surrendered B/L ( Telex Release)

2.1 Điểm khác biệt so với Original Bill 

Surrendered Bill of Lading còn có tên gọi khác  vận đơn điện giao hàng. Khác với vận đơn thông thường, Consignee không cần Original Bill khi nhận hàng tại cảng đích ( FWD đầu nhập không cần thu hồi Bill gốc ) .Thế nên shipper không cần gửi bill gốc sang consignee ( tiết kiệm được chi phí chuyển phát nhanh).

2.2  Và chúng ta dùng surrender bill khi nào ?
Có 2 trường hợp
+Tình huống hàng đã đến cảng nhưng vẫn chưa nhận được chứng từ bill gốc. Nếu sử dụng bill gốc trong trường hợp này, có thể phải chi trả chi phí lưu kho tại cảng nhập. Do đó, việc áp dụng surrendered bill là lựa chọn tối ưu để giảm chi phí và tiện lợi cho cả người gửi và người nhận hàng.

+Người gửi hàng và người nhận hàng đã thống nhất với nhau về việc sử dụng surrendered bill. Và đồng thuận để thực hiện quy trình vận chuyển một cách hiệu quả nhất.

2.3 Quy trình phát hành Surrendered Bill

Bước 1:Shipper giao hàng cho hãng tàu/ FWD và yêu cầu Surrendered bill.
Bước 2:Hãng tàu/FWD  cấp Bill giống bill gốc nhưng có dấu “SURRENDERED”(FWD đầu nhập gửi email cho FWD đầu xuất  bill bản pdf hoặc bản chụp nhưng có dấu Telex release).
Bước 3:Hãng tàu/ FWD thực hiện Telex release và giải phóng hàng cho Consignee mà không cần thu hồi Bill gốc.

-Trong trường hợp đã phát hành original bill

+Trong trường hợp đã phát hành bill gốc, shipper sẽ phải chịu 2 lần phí vận đơn: Bill gốc và Bill Surrendered. Một số hãng tàu có thể miễn phí Bill Surrender nhưng rất hiếm.

+ Bill gốc sẽ được thu hồi nếu đã phát hành (nghĩa là hãng tàu phải thu lại và hủy Bill gốc trước khi in bộ Bill mới với dấu surrender).  Hãng tàu/forwarder sau đó sẽ gửi một thông điệp giao hàng qua Telex Release yêu cầu văn phòng/đại lý của họ tại cảng để trả hàng cho người nhận

+.Bill “Surrendered” có thể là được đóng dấu lên thẳng bill gốc hoặc B/L Copy hoặc B/L Draft. 

+Nếu hãng tàu không đóng dấu Surrendered mà chỉ xác nhận qua email rằng họ đã thực hiện việc surrendered và nhả hàng xong. Shipper có thể tự dán con dấu này vào file B/L Draft và gửi cho CNEE mà không phát sinh rắc rối pháp lý.

2.4 Ưu và nhược điểm

+Ưu điểm
  • Tiện lợi và nhanh chóng. 
  • Thủ tục đơn giản, chỉ với bản email hoặc fax cũng có thể nhận được hàng. 
  • Người nào có surrendered bill coi như người đó có quyền nhận hàng hóa. Do đó,  chỉ nên được áp dụng khi có nhu cầu gấp và hai bên mua và bán tin tưởng lẫn nhau.
+Nhược điểm
  • Khi sử dụng surrender bill, người nhập khẩu sẽ mất thêm chi phí telex release, thường sẽ từ $35 – $40/Bill
  • Vì ưu điểm nhanh người nào có surrendered bill coi như có quyền nhận hàng hóa . Nên việc sử dụng loại bill này thường chỉ áp dụng cho những đối tác đã quen thuộc.Vì có thể gây rủi ro khi đã thanh toán tiền hàng nhưng không nhận được điện giao hàng.

Lưu ý cho bên xuất khẩu khi sử dụng Surrendered B/L: 

  • Trước khi thả hàng, bên xuất khẩu phải kiểm tra việc thanh toán của bên nhập khẩu. Ngược lại, bên nhập khẩu phải tiến hành thanh toán đúng hẹn cho bên xuất khẩu. Phòng trường hợp hàng đến rồi, mà việc thanh toán chưa hoàn thành. 
  • Bên xuất khẩu sẽ không thả hàng, người nhập khẩu sẽ không lấy được hàng, phát sinh phí DEM, Storage…

 

3.Seaway Bill

3.1 Điểm khác biệt so với original bill và surrendered bill

-Seaway Bill có thể coi là một “vận đơn”. Nhưng không có chức năng lưu thông, căn cứ để giao hàng xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên bill chứ không căn cứ vào vận đơn gốc.Trên bề mặt nó thường được in chữ “No- negotiable” và được gửi theo tàu. Khi tàu đến cảng , người nhận chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người có tên trên Seaway bill là có thể nhận hàng.

-Nó thường được áp dụng khi hai bên tin tưởng nhau. Ví dụ như công ty mẹ – con hoặc các công ty đã có quan hệ kinh doanh lâu năm và quen thuộc…

3.2 Nội dung của Seaway Bill : 

+Mặt trước :tương tự như vận đơn thông thương, In đủ điều điện chuyên chở
+Mặt sau: để trống hoặc ghi chú ngắn gọn tiết kiệm phí in ấn

3.3 Ưu và nhược điểm

+Ưu điểm
  • Có thể chuyển giao hàng hóa mà không cần trình bày bất kỳ tài liệu nào. 
  • Không yêu cầu các chi phí in ấn và vận chuyển bản gốc. Giúp giảm được chi phí cho các bên như phí surrendered B/L, telex release, chi phí gửi B/L gốc cho người mua hàng.
  • Seaway Bill không yêu cầu việc trao đổi bản gốc và có thể được phát hành dưới dạng điện tử. 
+Nhược điểm
  • Nhà xuất khẩu thường lo lắng về rủi ro liên quan đến hàng hóa.Ví dụ như khi người nhận đã nhận được hàng nhưng không đồng ý thanh toán tiền hàng.
  • Không thể chuyển nhượng lô hàng vì không có chức năng sở hữu hàng hóa

4.Ghi chú trong vận đơn cần lưu ý khi đọc( thường xuất hiện ở cuối Bill )

  • Laden on board :nghĩa là hàng đã được xếp lên tàu và không được hiểu là tàu đã rời bến cùng hàng hóa trên tàu 
  • Shipped on board: đi kèm với một ngày cụ thể . Nghĩa là hàng được mô tả trên vận đơn đã được xếp lên tàu và khởi hành vào ngày đó.
  • Clean on Board : Vận đơn hoàn hảo Vận đơn này đã được cấp khi hàng thực sự được xếp lên tàu . Không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì khuyết tật hay bị hỏng . Hàng được xếp lên tàu hoàn hảo
  • Received on shipment :Vận đơn đã nhận hàng để xếp Cont hàng đang nằm trong Cy hoặc ICD . Trạng thái của cont lúc này là chưa được xếp lên tàu

5. Kết luận

Mong thông qua bài viết trên VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

GIẢI MÃ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AIRWAY BILL)

Vận đơn hàng không là một loại chứng từ cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp nối bài trước, hôm nay hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết: “Giải mã vận đơn hàng không (Airway Bill)” này nha!!! 

 

I. Các thông tin mặt trước AWB

Mặt trước AWB cung cấp những thông tin chi tiết nhất về lô hàng mà hãng hàng không nhận vận chuyển cho các Logistics/forwarder bao gồm:

1. Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển  (Airline code number)

 Đây đầu số đại diện để phân biệt Hãng hàng không này với Hãng hàng không khác, được gọi là prefix của Hãng hàng không. Phần này là dãy số cố định, không thay đổi cho mọi lô hàng được vận chuyển trên một Hãng hàng không nhất định.

2. Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành 

Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành sẽ xuất hiên một lần nữa ở ô Air of departure.

3.  Dãy số AWB (Serial number)

 Đây là  số vận đơn của lô hàng, gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit). Dãy số AWB sẽ khác nhau giữa các lô hàng nhằm mục đích phân biệt. Trong 8 chữ số này, chữ số cuối cùng sẽ được kết thúc bằng các chữ số từ 0 đến 6, chứ không được kết thúc bằng các chữ số khác như số 6,7,8,9. Đây là quy tắc của các Hãng hàng không theo Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế IATA.

Lưu ý:  Một hãng hàng không không được sử dụng lại số vận đơn trong vòng 12 tháng.

4. Thông tin người gửi và người nhận hàng

Shipper’s Name and Address; Consignee’s Name and Address; gồm có: tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, số fax.

5. Agent’s IATA code: 

Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill (IATA là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế – International Air Transport Association).

6. Airport of departure

Sân bay khởi hành có liên quan với mục (2). Ví dụ:  Sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến với mã IATA là SZX, Mã ICAO: ZGSZ

7. By First Carrier

Hãng bay vận chuyển lô hàng. Ví dụ vận đơn hàng không có hãng chuyên chở là hãng bay United Parcel Service – UPS với mã IATA: 5X và mã ICAO là UPS

8. Airport of destination

 Airport of destination hay sân bay đến. Ví dụ: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với mã IATA là SGN, Mã ICAO: VVTS

9. Flight/Date 

Số chuyến và ngày khởi hành chuyến bay.

10. Số House Airway Bill of Lading (Số HAWB)

Số vận đơn hàng không bill house do công ty Logistics/Forwarder phát hành cho người gửi hàng. Đây là số tham chiếu để công ty Logistics và người gửi hàng cùng theo dõi lô hàng và trao đổi các thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của lô hàng.

11. Bản 1, 2 và 3 là ba bản gốc có giá trị như nhau

Không giống với vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không sẽ được cấp rất nhiều bản và cụ thể là 8 bản. Trong đó, bản 1 là cho nhà vận chuyển, bản 2 dành cho người nhận hàng hàng 3 là dành cho người gửi hàng, bản copy thứ 4 là bản dành để giao hàng, bản copy thứ 8 dùng cho đại lý, các bản còn lại là bản copy được sử dụng với các mục đích khác nhau trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

12. Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng 

Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng vì vận đơn được xem là một hợp đồng vận chuyển.

13. Accounting Information/Also Notify:

 Mục này thể hiện trách nhiệm trả cước hàng không của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Trong đó:

  • Freight Prepaid là cước phí trả trước, nhà xuất khẩu sẽ trả cước phí hàng không và sẽ diễn ra trong các giao dịch thuộc term C và D.
  • Freight Collect là cước phí trả sau, nhà nhập khẩu sẽ trả cước phí hàng không và sẽ diễn ra trong các giao dịch thuộc term E và F.
14. Currency: 

Đồng tiền để tính cước

15. Charges codes

 Đây là loại cước phí vận chuyển mà hãng hàng không quy định

16. No.of pieces RCP

Số lượng kiện của lô hàng. Ví dụ : lô hàng đang vận chuyển 6 kiện vải từ sân bay Thâm Quyến về sân bay Tân Sơn Nhất.

17. Gross Weight (Trọng lượng thực tế) 

Là trọng lượng cân nặng thực tế bao gồm cả hàng hóa lẫn trọng lượng của bao bì. Trọng lượng thực tế được xác định bằng việc cân kiện hàng lên trên các thiết bị cân và được đưa về thống nhất đơn vị đó là Kilôgam (viết tắt là kg). 

Thông thường các hãng hàng không sẽ công bố giá cước đối với từng khối lượng hàng. Mức khối lượng thường được các hãng áp dụng theo mức khối lượng như sau:

  • Dưới 45kg
  • Từ 45 đến dưới 100kg
  • Từ 100 đến dưới 250kg
  • Từ 250 đến dưới 500kg
  • Từ 500 đến dưới 1000kg
18. Chargeable weight 

Trọng lượng tính cước. Trọng lượng tính cước được xác định bằng cách lấy số lớn hơn giữa Gross WeightVolume Weight: trọng lượng theo kích thước các thùng hàng

Công thức tính Volume Weight

Volume Weight = (DxRxC) x số kiện / 6000
Trong đó:
D: Chiều dài của kiện hàng (cm)
R: Chiều rộng của kiện hàng (cm)
C: Chiều cao của kiện hàng (cm)

19. Total:

Tổng số kiên/ tổng trọng lượng / tổng tiền cước.

20. Nature and Quantity of Goods (incl. Dimension or Volume)

 Đây là hạng mục thể hiện tên hàng hoá, kích thước và thể tích hàng (cbm).

21. Prepaid/Weight Charge/Collect

 Đây là hạng mục thể hiện trách nhiệm trả cước và khối lượng hàng hóa tính cước (Weight Charge). Vận đơn hàng không thường sẽ thể hiện “As Arranged” với ý nghĩa “Như đã thoả thuận” vào phần này.

22. Total other Charge Due Carrier

Tổng các chi phí khác cần trả cho hãng vận chuyển. Tương tự như mục 7, vận đơn hàng không thường sẽ thể hiện “As Arranged” với ý nghĩa “Như đã thoả thuận” vào phần này.

23. Executed on (Date) + (10) at Place

 Ngày khởi hành bay và nơi phát hành vận đơn. 

II. Kết luận

Mặt trước AWB cung cấp những thông tin chi tiết nhất về lô hàng mà hãng hàng không nhận vận chuyển cho các Logistics/forwarder. Hy vọng qua bài viết: “Giải mã vận đơn hàng không (Airway Bill)” ” VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

 

VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AIRWAY BILL) LÀ GÌ

Vận đơn là một chứng từ quan trọng, mang tính bắt buộc trong giao dịch thương mại quốc tế. Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có loại vận đơn riêng biệt. Vậy “Vận đơn hàng không ( Airway Bill) là gì?”. Hôm nay hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết này nha!!!

1. Airway bill là gì?

– Airway bill (AWB) là vận đơn hàng không, được phát hành bởi nhà vận chuyển hàng hóa để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.

– Vận đơn hàng không (Airway bill) vừa là biên lai giao hàng dành cho người chuyên chở, vừa là bằng chứng hợp đồng vận chuyển.

Ngoài ra, Airway bill đóng vai trò như một bằng chứng pháp lý về hợp đồng vận chuyển và giúp người gửi theo dõi hành trình của hàng hóa.

– Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành nhiều bản để phân phối cho các bên liên quan như người chuyên chở, người nhận hàng và người gửi hàng. Sau khi hàng hóa đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ sẽ đến văn phòng của nhà vận chuyển để nhận bộ chứng từ, bao gồm cả AWB.

2. Vai trò vận đơn hàng không AWB

  • Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB) không chỉ đơn thuần là một giấy tờ, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Cụ thể:
  • Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không: AWB được coi như một hợp đồng pháp lý, quy định rõ các điều khoản, điều kiện vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
  • Là hóa đơn thanh toán cước phí.
  • Biên lai giao hàng cho người chuyên chở: AWB là biên lai chứng tỏ hãng hàng không đã nhận hàng hóa từ người gửi.
  • Là chứng từ bổ sung trong hồ sơ bảo hiểm hàng hoá.
  • Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa: Airway bill là một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan tại cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.

– Trong đó vận đơn hàng không có 2 chức năng vô cùng quan trọng sau:

  • Biên lai giao hàng cho người chuyên chở.
  • Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận phân tích COA

3. Một số lưu ý quan trọng

–  AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). 

Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C),  bên mua và bán sẽ phải thỏa thuận và phải làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như: thư cam kết đảm bảo). Sau đó nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.

– Về mặt trình tự, sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển (carrier) và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thì sẽ được bên vận chuyển cấp vận đơn hàng không. 

– Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành cùng lúc nhiều bản cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, người gửi hàng… Sau khi hàng đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ đến văn phòng người chuyên chở để nhận AWB cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán)

4. Phân loại vận đơn hàng không AWB

Có 2 loại vận đơn hàng không (AWB): Vận đơn AWB do chủ thể phát hành và vận đơn AWB do gom hàng xuất nhập khẩu: 

4.1. Vận đơn AWB do chủ thể phát hành

Vận đơn AWB do chủ thể phát hành bao gồm: 

  • Vận đơn của hãng hàng không (Airline Airway Bil – AAWBl): là vận đơn do hãng hàng không phát hành trực tiếp. Được sử dụng khi hãng hàng không trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ đầu đến cuối hành trình.
  • Vận đơn trung lập (Neutral Airway Bill – NAWB ): là vận đơn được thiết kế theo tiêu chuẩn của IATA. Không mang logo hay thông tin nhận dạng của bất kỳ hãng hàng không nào. Vận đơn này được sử dụng bởi các đại lý vận tải hoặc các công ty logistics để gom hàng từ nhiều khách hàng khác nhau trước khi giao cho hãng hàng không vận chuyển.
4.2. Vận đơn AWB do gom hàng xuất nhập khẩu
  • Vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB):  là vận đơn chính thức do hãng hàng không cấp cho người gom hàng. Mục đích là để vận chuyển một lô hàng lớn bao gồm nhiều kiện hàng nhỏ của nhiều chủ hàng khác nhau.
  • Vận đơn nhà (House Air Waybill – HAWB): là vận đơn mà người giao nhận cấp cho từng chủ hàng. Mục đích là để xác nhận việc nhận hàng và cam kết vận chuyển.
4. 3. So sánh MAWB và HAWB:

Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau

 

Đặc điểm MAWB HAWB
Người cấp Hãng hàng không Người giao nhận ( người gom hàng)
Pham vi lô hàng Toàn bộ lô hàng Toàn bộ lô hàng
Mục đích Quản lý tổng thể  lô hàng với số lượng lơn Quản lý từng kiện hàng của từng chủ hàng
Thông tin Thông tin tổng quan về toàn bộ lô hàng (tổng trọng lượng, kích thước, điểm đi, điểm đến) Thông tin chi tiết về từng kiện hàng (số lượng, trọng lượng, kích thước, chủ hàng)

5. Kết luận 

Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. AWB được coi như một hợp đồng pháp lý, quy định rõ các điều khoản, điều kiện vận chuyển, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Do đó, việc hiểu rõ về loại vận đơn này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp. Hy vọng qua bài viết: “Vận đơn hàng không ( Airway Bill) là gì?” VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA

Tính đến tháng 5/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 FTA. Trong đó có 15 FTA đã ký và có hiệu lực, 01 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 03 FTA đang đàm phán. Các FTA góp phần tích cực mở rộng cánh cửa thị trường hàng hóa xuất khẩu của thị trường Việt Nam sang các nước. Hôm nay hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết: “HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA” này nha!

1. Hiệp định thương mại tự do FTA là gì?

   Hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement- FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.

   Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại.

2. Nội dung chính của FTA

Một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau: 

2.1.Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa):
  • Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): Thường là một Danh mục liệt kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một số năm)
  • Quy tắc xuất xứ
  • Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ…
  • Hải quan và tạo thuận lợi thương mại.
  • Các nguyên tắc trong đối xử với hàng hoá nhập khẩu khi lưu thông trong thị trường nội địa.
2.2.Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ):
  • Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một Danh mục các dịch vụ cam kết mở và các điều kiện mở cửa cụ thể.
  • Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân Việt Nam.
 2.3.Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác
  • Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ)
  • Sở hữu trí tuệ
  • Cạnh tranh
  • Minh bạch, chống tham nhũng
  • Môi trường

>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận phân tích COA

3. Một số loại hình FTA

3.1.Căn cứ vào tiêu chí số lượng và khu vực địa lý:
  • FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực. Ví dụ AFTA.
  • FTA song phương: được ký giữa 2 nước. Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê..;
  • FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau. Ví dụ: FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU (EVFTA)…
3.2.Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết:
  • FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu, thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.
  • FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh.

4. Việt Nam đã tham gia bao nhiêu hiệp định thương mại tự do (FTA)?

Tính đến tháng 5/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 FTA. Trong đó có 15 FTA đã ký và có hiệu lực, 01 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 03 FTA đang đàm phán. Các FTA góp phần tích cực mở rộng cánh cửa thị trường hàng hóa xuất khẩu của thị trường Việt Nam sang các nước.

Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã được ký kết, có hiệu lực:
  • AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1993)
  •  ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (2003)
  • AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (2007)
  • AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (2008)
  • VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (2009)
  • AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (2010)
  • AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (2010)
  •  VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (2014)
  • VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (2015)
  •  CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (2016) AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (14/01/2019)
  •  EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (12/02/2021)
  • VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (01/08/2021)
  • UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen (01/05/2021)
  • RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực( 01/01/2022).

5. Kết luận

Hiệp định Thương mại tự do là một tài liệu vô cùng quan trọng trong logistics và  hoạt động Xuất Nhập khẩu. Hy vọng qua bài viết: ” HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTAVIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

NHỮNG RỦI RO KHI SỬ DỤNG CONTAINER FLAT RACK

 

Khám phá Container Flat Rack – Giải pháp linh hoạt và tiết kiệm trong vận tải hàng hóa. Hiểu về cấu trúc, ứng dụng và ưu điểm của Container Flat Rack giúp bạn tránh được những rủi ro trong hoạt động Logistics. Hôm nay, hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết: “NHỮNG RỦI RO KHI SỬ DỤNG CONTAINER FLAT RACK” này nhé!

1. Container flat rack là gì?

   Flat Rack Container hay (Container flat rack) là một loại container chuyên dụng được thiết kế để vận chuyển hàng hóa lớn và máy móc siêu trường siêu trọng. Đặc trưng của loại container này là phần sàn làm từ thép dày, giúp nó có thể chịu được trọng tải nặng.

   Flat Rack Container đặc biệt được biết đến với khả năng chịu tải nặng và độ bền cao. Container này chỉ sử dụng thanh đà trụ hoặc được trang bị vách tường ở hai đầu mà không có ở hai bên và nóc. Với cấu trúc khung độc đáo, Flat Rack Container thường được sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa quá khổ hoặc hàng hóa có hình dạng đặc biệt, không thể xếp vào container tiêu chuẩn. 

   Thiết kế mở hai bên giúp dễ dàng xếp dỡ hàng hóa lớn. Đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển đặc thù trong nhiều ngành công nghiệp nặng. 

   Ví dụ: máy móc, thiết bị cỡ lớn, tàu thuyền, ô tô hoặc các cấu kiện xây dựng lớn.

>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận phân tích COA

2.  Cấu trúc và kích thước của container flat rack

  – Flat Rack Containers có hai loại kích thước chính phổ biến là 20 feet và 40 feet. Các loại flat rack phổ biến nhất có chiều dày đế từ 45 – 60 cm để đảm bảo tải trọng. Trọng lượng của flat rack container tối đa lên đến 2.000kg cho container 20ft và 4.000kg cho container 40ft.

  – Container Flat rack 20’ có thể chịu tải trọng hàng hóa tối đa đến 30 tấn với thể tích khoảng 32.7 m3 (mét khối). Còn đối với 40’ tải trọng hàng hóa tối đa lên tới 40 tấn và thể tích 66.7 m3. Cụ thể

Flat Rack Container 20 feet
  • Có kích thước bên ngoài: 6.06 m (20 feet) x 2.44 m (8 feet) x 2.59 m (8.5 feet) tương ứng (dài x rộng x chiều cao)
  • Kích thước bên trong của Flat Rack Container 20 feet là 5.94 m x 2.23 m x 2.23 m tương ứng (dài x rộng x chiều cao)
  • Ngoài ra, một số loại flat rack container 20 feet có thiết kế hai đầu có thể gập xuống, tạo thành bề mặt phẳng liền với thân. Giúp thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn như máy móc, hoặc các thùng chứa lớn.
 Flat Rack Container 40 feet
  • Có kích thước bên ngoài: (dài x rộng x chiều cao) tương ứng là 12.19 m (40 feet) x 2.44 m (8 feet) x 2.59 m (8.5 feet)
  • Kích thước bên trong của Flat Rack Container 40 feet là 12.05 m x 2.12 m x 1.96 m tương ứng (dài x rộng x chiều cao)
  • Mặc dù có kích thước lớn, loại container này vẫn rất linh hoạt. Phù hợp với nhiều hình thức vận tải như đường bộ, đường biển, và đường hàng không. Giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.

3. Những mặt hàng nên sử dụng Container flat rack?

Flat Rack Container là lựa chọn lý tưởng để vận chuyển các mặt hàng có kích thước quá khổ, những mặt hàng có giá trị cao cần ràng buộc chắc chắn, hàng hóa có hình dạng đặc biệt, hoặc tải trọng nặng mà các loại container thông thường không thể đáp ứng. 

  • Máy móc công nghiệp lớn: các thiết bị cơ khí, động cơ lớn,… 
  • Phương tiện giao thông: Các loại xe hơi, xe tải, xe buýt, xe nâng, tàu thuyền,…
  • Cấu kiện xây dựng: Các dầm thép, cuộn thép, ống dẫn dài, cấu trúc bê tông đúc sẵn,…
  • Thiết bị năng lượng: Các tuabin, máy phát điện,…
  • Hàng hóa không thể tháo rời: các kết cấu kim loại, thiết bị khai thác mỏ,..

4. Ưu điểm của flat rack container

– Flat Rack Container là lựa chọn lý tưởng để vận chuyển các mặt hàng có kích thước quá khổ, hàng siêu trường siêu trọng.

– Container flat rack 20 feet thường được ưu tiên sử dụng trong vận tải biển. Đặc biệt phù hợp với hàng rời, đóng kiện, hàng có kích thước nhỏ hơn. Điểm mạnh là sự linh hoạt, giúp vận chuyển nhiều loại hàng hóa hơn so với các loại container khác.

– Container flat rack 40 feet với kích thước lớn hơn so với loại 20 feet. Cho phép vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện hơn, số lượng hàng hóa lớn hơn . Với sự lựa chọn phù hợp, container flat rack đem lại sự tiện dụng và hiệu quả cho quá trình vận chuyển hàng hóa có kích thước và trọng lượng đặc biệt.

5. Lưu ý khi sử dụng container flat rack

– Xác định chính xác kích thước và trọng lượng của hàng hóa. Đảm bảo hàng hoá phù hợp với tiêu chí sử dụng.

– Kiểm tra kỹ về chất lượng vỏ container, tránh việc vỏ bị gỉ sét hoặc hư hỏng. Giúp tránh gặp rủi ro và phải chịu tổn thất trong quá trình vận chuyển.

– Chi phí vận chuyển, đặc biệt là chi phí cho việc trucking, có thể tăng cao. Do đó, cần phải tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng phương thức này.

6.  Những rủi ro cần nhận biết:

– Rủi ro hư hỏng hàng hóa: Flat Rack Container không có tường và nóc. Do đó hàng hóa không được bảo vệ trước tác động của môi trường như mưa, gió, bão và bụi bẩn. Điều này có thể làm hư hại hàng hóa nếu không được che chắn kỹ lưỡng.

– Xếp hàng không an toàn: Việc xếp dỡ hàng hóa cồng kềnh lên container flat rack đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó có thể dẫn đến hư hỏng hoặc mất cân bằng, gây tai nạn trong quá trình vận chuyển.

– Rủi ro chi phí tăng cao: Vận chuyển bằng container flat rack thường đi kèm với chi phí vận chuyển cao, chi phí bảo hiểm tăng cao hơn, đặc biệt là chi phí cho việc trucking đường bộ. 

– Rủi ro trong quá trình vận chuyển: Nếu sử dụng container flat rack cũ, rủi ro container bị gỉ sét, hư hỏng hoặc móp méo nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến khả năng chịu tải và an toàn của hàng hóa.

7. Kết luận

Flat Rack Container là lựa chọn lý tưởng để vận chuyển các mặt hàng có kích thước quá khổ, những mặt hàng có giá trị cao cần ràng buộc chắc chắn, hàng hóa có hình dạng đặc biệt, hoặc tải trọng nặng mà các loại container thông thường không thể đáp ứng. Hy vọng qua bài viết: “NHỮNG RỦI RO KHI SỬ DỤNG CONTAINER FLAT RACK”    VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH COA

 

 

 

Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. COA (Certificate of Analysis) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, giúp đảm bảo tính an toàn, chất lượng, và tuân thủ các quy định của hàng hóa trong hoạt động thương mại quốc tế. Hôm nay, hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết này nhé!

1. COA là gì trong xuất nhập khẩu?

   COA hay C/A là viết tắt của từ “Certificate Of Analysis“, nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là giấy phân tích thành phần, đặc tính sản phẩm cụ thể. Từ đó xác nhận xem hàng hoá đó có đáp ứng các thông số nhất định hay không

  COA là giấy chứng nhận do nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm cung cấp. COA giúp xác nhận các kết quả kiểm tra và phân tích chi tiết về một sản phẩm hoặc mẫu cụ thể. COA cũng được coi là giấy xác minh và phân tích sản phẩm. COA là tài liệu do người bán cung cấp về các thành phần và đặc tính của sản phẩm.

  Các thông số trong COA chủ yếu bao gồm các đặc tính vật lý và hóa học. Cụ thể như thành phần sản phẩm, độ ẩm, độ axit,…

2. Những sản phẩm cần có COA

COA được sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, hóa chất và các sản phẩm công nghiệp khác. Mục đích là đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Các sản phẩm này đều yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao và kiểm soát nghiêm ngặt.

Một số loại sản phẩm phổ biến cần có giấy chứng nhận phân tích COA bao gồm:

– Thực phẩm: thịt, hoa quả, gạo, sản phẩm dinh dưỡng,… 

– Các loại gia vị: tiêu, muối, đường,…

– Hóa chất: như axit, clo,…sản phẩm hóa chất công nghiệp,…

– Các loại mỹ phẩm: kem dưỡng,  trị mụn, chống nắng, son phấn,…

– Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng 

– Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…

– Sản phẩm nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu,…

>>Xem thêm: Phân biệt mô hình 1PL-2PL -3PL -4PL-5PL trong Logistics

3. Vai trò của COA trong xuất nhập khẩu

Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

Giấy chứng nhận phân tích COA (Certificate of Analysis) đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu. Giúp đảm bảo tính an toàn, chất lượng, và tuân thủ các quy định của hàng hóa. Cụ thể:

Xác nhận chất lượng hàng hóa: dựa vào bảng phân tích chất lượng và kết quả xét nghiệm trên COA, khách hàng và các bên liên quan có thể nhìn nhận và đánh giá về chất lượng của sản phẩm. Có COA doanh nghiệp mới xin được giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

– Tăng cường độ tin cậy: COA là tài liệu xác nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Từ đó tạo niềm tin cho các đối tác và khách hàng yên tâm hơn khi nhập hàng hoá từ người bán. 

– Hỗ trợ thủ tục hải quan: giấy chứng nhận phân tích COA là một trong những chứng từ bắt buộc khi nhập khẩu tại nhiều quốc gia. COA (Certificate Of Analysis) sử dụng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp chính xác mã số thuế.

4. Những quy định về COA:

– COA phải được cấp bởi các trung tâm thử nghiệm độc lập, các phòng thí nghiệm đạt ISO 17025 hoặc được công nhận ở nước xuất khẩu.

– Thông thường, việc phân tích các chỉ số về sản phẩm được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa được bán ra.

– Phân tích sản phẩm có thể được thực hiện tại nhà máy/nhà kho của bên xuất khẩu, hoặc nơi vận chuyển quốc tế sản phẩm.

– Nguyên tắc để phân tích một sản phẩm cần đảm bảo theo quy trình sau:

Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm 🡪 Quản lý mẫu 🡪 Kiểm tra cẩn thận 🡪 Báo cáo kết quả kiểm tra chính xác 🡪 Kiểm tra và phân tích sản phẩm.

5. Những thông tin chính trên COA 

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: thông tin liên hệ, số điện thoại… của nhà sản xuất.

Thông tin về sản phẩm:

+ Tên sản phẩm: Tên đầy đủ của sản phẩm hoặc mẫu được phân tích trên COA

+ Mã sản phẩm (Product Code): Mã số hoặc mã lô sản phẩm để dễ dàng theo dõi.

+ Số lô (Batch/Lot Number):  giúp xác định cụ thể lô hàng hoặc lô sản xuất mà chứng nhận phân tích áp dụng. Hầu hết các sản phẩm sản xuất theo COA thường sản xuất theo từng lô.

Thông tin về nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm: Thông tin của phòng thí nghiệm thực hiện phân tích sẽ được ghi rõ.

Ngày tháng: ngày sản xuất, ngày phân tích, ..

Thông số kỹ thuật và kết quả phân tích

Thành phần hóa học: liệt kê các thành phần chính của sản phẩm. Bao gồm tỷ lệ phần trăm hoặc nồng độ của từng thành phần.

Các tiêu chí kiểm tra: Bao gồm các chỉ số cụ thể như độ tinh khiết, độ pH, độ ẩm,…Được thể hiện kết quả phân tích cụ thể trên giấy chứng nhận phân tích COA.

Bằng chứng về sự phù hợp:

  Liệt kê các đặc điểm cụ thể, kết quả phân tích hoặc bằng chứng khác về tiêu chuẩn ngành, yêu cầu quy định cụ thể.

Chữ ký: trong COA chữ ký chính là bằng chứng được đưa ra sản phẩm đã được xem xét bởi người kiểm tra sản phẩm có trình độ và được ủy quyền.

6. Kết luận

COA là chứng từ quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chứng minh sản phẩm tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm định chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hy vọng qua bài viết: “GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH COA”    VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

PHÍ BAF LÀ GÌ TRONG LOGISTICS

Phụ phí BAF đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chi phí vận tải đường biển, giúp các doanh nghiệp logistics thích ứng với sự biến động giá nhiên liệu. Việc nhân biết rõ về phí BAF cùng điểm khác biệt giữa BAF với FAF, EBS. Hôm nay, hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết: “PHÍ BAF LÀ GÌ TRONG LOGISTICS” nhé!

1. Phí BAF là gì trong logistics?

Phí BAF, hoặc Bunker Adjustment Factor, là một khoản phí bổ sung trên cước biển, áp dụng để điều chỉnh chi phí do biến động giá nhiên liệu (biến động giá xăng dầu,… )gây ra.  Thường được áp dụng cho tuyến Châu Âu. 

Chức năng chính của BAF là đảm bảo tính cân đối trong giá cước biển và bù đắp những thay đổi liên quan đến giá nhiên liệu trong vận tải biển. Điều này nhằm đảm bảo rằng các công ty vận tải biển có thể duy trì hoạt động, thu về lợi nhuận ổn định và bền vững, đặc biệt trong điều kiện thị trường nhiên liệu liên tục biến động.

Thuật ngữ tương đương với BAF là FAF (Fuel Adjustment Factor).

2. Phụ phí BAF do ai quy định? Đóng như thế nào?

Phụ phí BAF được quy định bởi các hãng tàu. Do đó tùy thuộc vào từng hãng tàu, mức phí BAF sẽ khác nhau và không có mức cố định. 

Thực tế, phí BAF này thường được tính dựa trên một phần trăm của cước biển hoặc dựa trên khối lượng hàng hóa, hoặc theo mỗi mét khối hàng nếu đó là loại hàng đặc biệt. Phí  BAF có thể tính dựa trên từng container hàng hóa.

Nếu giá xăng dầu, nhiên liệu giảm, các hãng tàu có thể thương lượng và giảm phí BAF để phù hợp cho cả hai bên.

Người phải đóng phụ phí BAF thường là bên thanh toán cước vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Thông thường, bên thanh toán cước vận chuyển có thể là bên xuất khẩu (EXW) hoặc bên nhập khẩu (CIF, DDP).

Trong một số trường hợp, bên xuất khẩu và nhập khẩu có thể thỏa thuận chia sẻ phụ phí BAF theo tỷ lệ nhất định.

>>>Xem thêm: Phân biệt mô hình 1PL-2PL -3PL -4PL-5PL trong Logistics

3. Cách tính phí BAF

Mức thu phí BAF tại mỗi hãng tàu sẽ có sự khác nhau, dựa trên giá dầu thô thế giới và phụ thuộc vào từng hãng tàu và từng tuyến đường vận chuyển hàng hóa.

Cách 1: Phụ phí BAF được tính theo phần trăm (%) tổng giá cước hoặc (%) trên một khoản tiền cụ thể tính trên một tấn hàng, một mét khối hàng hoặc cả container.

Cách 2: xét hai yếu tố chính: giá nhiên liệu và hệ số thương mại.

    Công thức tính: BAF = giá nhiên liệu x hệ số thương mại.

Trong đó:

+ Giá nhiên liệu là mức trung bình của các cảng lớn trên toàn còn.

+ Hệ số thương mại: lượng tiêu thụ nhiên liệu trung bình cho mỗi giao dịch vận chuyển.

Hiện nay nhiều hãng tàu áp dụng mức phí BAF riêng biệt. Mức phí này được giám sát bởi Ủy ban Châu Âu (EC) nhằm đảm bảo sự minh bạch.

4. Phân biệt phí BAF, FAF, EBS? 

FAF là viết tắt của Fuel Adjustment Factor, tương tự như BAF, nhưng phụ phí này tập trung vào việc điều chỉnh chi phí vận chuyển do biến động giá nhiên liệu nói chung (bao gồm cả nhiên liệu cho tàu biển, xe tải, máy bay…).

EBS hay Emergency Bunker Surcharge là phụ phí nhiên liệu khẩn cấp, được áp dụng khi giá nhiên liệu trên thị trường tăng cao hơn so với mức dự đoán ban đầu của các hãng vận tải. Thường áp dụng trên một số tuyến cụ thể. Phụ phí EBS thường được áp dụng cho tuyến Châu Á.

 

Tiêu chí 

Phí BAF

Phí FAF

Phí EBS

Phạm vi áp dụng Áp dụng cho vận tải biển. Áp dụng cho nhiều loại vận tải. Trong TH khẩn cấp, giá nhiên liệu tăng đột ngột.
Mục đích Điều chỉnh giá cước theo sự biến động của giá nhiên liệu. Điều chỉnh giá cước vận tải theo biến động giá nhiên liệu. Bù đắp chi phí nhiên liệu tăng đột ngột ngoài dự đoán.
Tần suất áp dụng Cập nhật định kỳ (hàng quý, hàng tháng). Cập nhật định kỳ, linh hoạt hơn so với BAF. Áp dụng đột ngột, xuất hiện vào những thời điểm bất ngờ.
Tính khẩn cấp Không có tính khẩn cấp, được điều chỉnh định kỳ. Không có tính khẩn cấp, áp dụng theo chu kỳ hoặc khi có biến động nhẹ. Được áp dụng trong tình huống khẩn cấp
Quy định giám sát Thường được quản lý bởi các tổ chức quốc tế như EC (Ủy ban Châu Âu). Được điều chỉnh theo thỏa thuận với đối tác vận chuyển. Không có quy tắc cố định, tùy vào quyết định của các hãng tàu khi gặp khủng hoảng về giá nhiên liệu.

5. Kết luận

Phụ phí BAF đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chi phí vận tải đường biển, giúp các doanh nghiệp logistics thích ứng với sự biến động giá nhiên liệu .Hy vọng qua bài viết : ” PHÍ BAF LÀ GÌ TRONG LOGISTICS”  VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog