Tính đến tháng 5/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 FTA. Trong đó có 15 FTA đã ký và có hiệu lực, 01 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 03 FTA đang đàm phán. Các FTA góp phần tích cực mở rộng cánh cửa thị trường hàng hóa xuất khẩu của thị trường Việt Nam sang các nước. Hôm nay hãy cùng Vietlog khám phá ngay qua bài viết: “HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA” này nha!
1. Hiệp định thương mại tự do FTA là gì?
Hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement- FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.
Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại.
2. Nội dung chính của FTA
Một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau:
2.1.Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa):
- Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): Thường là một Danh mục liệt kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một số năm)
- Quy tắc xuất xứ
- Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ…
- Hải quan và tạo thuận lợi thương mại.
- Các nguyên tắc trong đối xử với hàng hoá nhập khẩu khi lưu thông trong thị trường nội địa.
2.2.Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ):
- Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một Danh mục các dịch vụ cam kết mở và các điều kiện mở cửa cụ thể.
- Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2.3.Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác
- Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ)
- Sở hữu trí tuệ
- Cạnh tranh
- Minh bạch, chống tham nhũng
- Môi trường
>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận phân tích COA
3. Một số loại hình FTA
3.1.Căn cứ vào tiêu chí số lượng và khu vực địa lý:
- FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực. Ví dụ AFTA.
- FTA song phương: được ký giữa 2 nước. Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê..;
- FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau. Ví dụ: FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU (EVFTA)…
3.2.Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết:
- FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu, thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.
- FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh.
4. Việt Nam đã tham gia bao nhiêu hiệp định thương mại tự do (FTA)?
Tính đến tháng 5/2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 FTA. Trong đó có 15 FTA đã ký và có hiệu lực, 01 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 03 FTA đang đàm phán. Các FTA góp phần tích cực mở rộng cánh cửa thị trường hàng hóa xuất khẩu của thị trường Việt Nam sang các nước.
Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã được ký kết, có hiệu lực:
- AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1993)
- ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (2003)
- AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (2007)
- AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (2008)
- VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (2009)
- AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (2010)
- AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (2010)
- VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (2014)
- VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (2015)
- CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (2016) AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (14/01/2019)
- EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (12/02/2021)
- VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (01/08/2021)
- UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen (01/05/2021)
- RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực( 01/01/2022).
5. Kết luận
Hiệp định Thương mại tự do là một tài liệu vô cùng quan trọng trong logistics và hoạt động Xuất Nhập khẩu. Hy vọng qua bài viết: ” HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA” VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!
- Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
- Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
- Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
- Face: Xnk Thực Tế Vietlog