Quy Trình Booking Hàng LCL Bằng Đường Biển

Quy trình booking hàng LCL bằng đường biển  đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế, đặc biệt với các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng thời hạn. Trong bài viết này, Vietlog sẽ giới thiệu chi tiết 6 bước cơ bản giúp bạn dễ dàng thực hiện và tối ưu hóa quy trình này nhé .

I.Quy Trình Booking Hàng LCL- Hàng Lẻ Bằng Đường Biển

Bước 1 Gửi yêu cầu booking bên vận chuyển

Bước đầu tiên trong quy trình là gửi yêu cầu booking hàng LCL với đầy đủ các thông tin sau:

  • Loại hàng hóa: hàng thường, hàng nguy hiểm, hàng đông lạnh, v.v.
  • Thể tích hàng hóa (CBM).
  • Tên cảng đi và cảng đến.
  • Quy cách đóng gói.
  • Thời gian yêu cầu cụ thể.

Yêu cầu này thường được gửi qua email để đảm bảo thông tin minh bạch và dễ dàng trao đổi với đơn vị vận chuyển.

Bước 2 Nhận báo giá

Sau khi nhận được yêu cầu, bên dịch vụ vận chuyển sẽ phản hồi với các thông tin quan trọng:

  • Lịch tàu.
  • Thời gian Cut off.
  • Giá cước vận chuyển và các phụ phí đi kèm.

Việc so sánh báo giá từ nhiều nhà cung cấp sẽ giúp bạn chọn được đối tác phù hợp nhất.

Bước 3 Lựa chọn và nhận booking confirmation

Khi đã có đủ thông tin, bạn cần:

Bước 4 Đóng hàng và vận chuyển hàng

  • Đóng hàng và vận chuyển hàng tới kho CFS ( Container Freight station ) . Kho CFS là kho , bãi của các công ty được sử dụng để thu gom , chia tách hàng
  • Làm thủ tục hải quan xuất : được thông quan đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu

Bước 5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Hàng hóa phải được thông quan đúng quy định, đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết trước khi vận chuyển quốc tế. Đây là bước quyết định hàng hóa có được phép xuất khẩu hay không.

Bước 6. Gửi chi tiết Bill gốc và thanh toán

Cuối cùng, bạn cần:

  • Gửi thông tin Bill gốc cho bên nhà vận chuyển. Nếu cần chỉnh sửa, hãy đảm bảo thực hiện trong thời gian cho phép.
  • Thanh toán cước tàu và các khoản Local Charge để hoàn tất quy trình

II.KẾT LUẬN

Hiểu rõ quy trình booking hàng LCL không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tránh sai sót trong thủ tục mà còn đảm bảo hàng hóa của bạn được vận chuyển hiệu quả và đúng lịch trình.Hy vọng Vietlog đã giúp bạn nắm rõ từng bước trong quy trình booking hàng LCL

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

Cách Đọc Hiểu Nội Dung Container Packinglist

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc quản lý chứng từ không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là chìa khóa để đảm bảo hàng hóa được lưu thông một cách thuận lợi. Một trong những loại chứng từ quan trọng là Container Packing List.
Bài viết này VIETLOG sẽ giúp bạn nắm rõ cách đọc và hiểu Container Packing List nhé !!

I.Container Packing List là gì ?

 Container Packing list  còn gọi là Packing list hạ, là form hãng tàu phát hành cho bên dịch vụ thuê container của họ để điền thông tin làm thủ tục hạ cont . Mục đích của việc đưa ra chứng từ này trong giao dịch quốc tế nhằm kiểm soát được hàng hóa trong container, biết được cách đóng gói hàng, số lượng hàng cũng như lên phương án sắp xếp và bốc dỡ hợp lý để tránh những sự cố không hay xảy ra trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng đến quyền lợi của Khách hàng.

*Tránh nhầm lẫn với Packing List là tờ  khai báo thông tin do shipper phát hành đưa Consignee để họ nắm rõ chi tiết đóng gói hàng hóa.

II.Thông tin cần điền trong Container PackingList 

1.Vessel :thông tin tàu
2. Voyage : số chuyến
3.Sailing date : ngày tàu chạy
4. Loading Port : cảng tải hàng
5.T/S Port : cảng chuyển tải
6.Destination : đích đến
7. Seq : số cột
8.Booking No. : số Booking là giấy hãng tàu cấp cho chủ hàng để xác nhận khi đặt lịch vận tải hàng
9.Container No.: số Container , xem trên thùng Container
10.Seal No: số Seal , do hãng tàu cấp
11. Description of goods : mô tả hàng hóa ( loại hàng hóa )
12. Measurement : khối lượng , thể tích hàng hóa
13. Quanity of Parcels : số lượng bưu kiện , số lượng thùng carton
14. Size / Type : kích cỡ container
15. Shipper : người gửi hàng
16. For reefer container : đối với hàng lạnh
17. For dangerous container : đối với hàng nguy hiểm

>>>Xem thêm : Quy trình lấy Booking

III.KẾT LUẬN

Hiện tại ở  Hồ Chí Minh cảng Cát Lái không áp dụng việc nộp phiếu Packing List hạ này nữa vì đã khai E-Port,  các cảng ở khu vực miền Nam vẫn còn thực hiện như: Tanamexco, Phúc Long, Sotrans…VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?

Trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp, hai khái niệm Inbound Logistics và Outbound Logistics đóng vai trò quan trọng nhưng lại có sự khác biệt rõ rệt về mục đích và quy trình thực hiện. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược cung ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí. Vậy đâu là sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?

Hãy cùng VIETLOG khám phá chi tiết về câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

 

I. Inbound Logistics Là Gì?

1.Inbound logistics là gì?

 Inbound logistics là quá trình quản lý và điều phối nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa và thông tin từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Nó bao gồm các hoạt động như mua sắm, vận chuyển, nhận hàng, lưu trữ và kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.

Quy trình của Inbound Logistics:

  1. Lập kế hoạch : Xác định vật liệu hoặc thành phần cần thiết cho sản xuất và lập kế hoạch tìm nguồn, mua và vận chuyển chúng.
  2. Nguồn cung ứng : Xác định và lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng có thể cung cấp vật liệu hoặc linh kiện cần thiết với giá cả cạnh tranh và giao hàng đáng tin cậy về thời gian, số lượng, chất lượng,…).
  3. Mua hàng : Đàm phán các thỏa thuận mua hàng với nhà cung cấp, bao gồm giá cả, lịch trình giao hàng và điều khoản thanh toán. Theo dõi tiến độ đơn hàng, xem xét và xác minh hóa đơn và xử lý thanh toán cho nhà cung cấp kịp thời.
  4. Vận chuyển : Điều phối việc vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho hàng hoặc cơ sở sản xuất của công ty. Chọn phương thức vận chuyển phù hợp nhất, theo dõi tiến độ vận chuyển, duy trì liên lạc thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển.
  5. Tiếp nhận : Kiểm tra tình trạng và chất lượng vật liệu khi tiếp nhận và xác minh rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu. Hàng hóa nhận được khớp với đơn đặt hàng về số lượng, chất lượng và tình trạng.
  6. Lưu trữ : Tổ chức và lưu trữ vật liệu một cách hợp lý và tối ưu, sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất.
  7. Quản lý hàng tồn kho : Theo dõi sự di chuyển của vật liệu và đảm bảo có đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

 

2.Vai trò của Inbound logistics trong chuỗi cung ứng? 

Inbound logistics tập trung vào việc mua và lên kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho đến sản phẩm từ nhà cung cấp, sản xuất đến kho hay nhà bán lẻ. Trong đó:

  • Vận chuyển nguyên liệu: Đảm bảo nguyên liệu hoặc hàng hóa được chuyển từ nhà cung cấp đến nhà máy hoặc kho của công ty một cách an toàn và đúng hạn.
  • Kiểm tra chất lượng: Đảm bảo các nguyên liệu nhận được đều đạt yêu cầu chất lượng tiêu chuẩchuẩn của công ty.
  • Quản lý tồn kho: Đảm bảo nguyên liệu được lưu trữ hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng đến sản xuất.

Thông thường, Inbound logistics còn gắn liền với tiêu chí “just in time” với 3 tiêu chí: số lượng, chất lượng và thời điểm. 

>>>Xem thêm: Phí GRI Là Gì Và Cách Để Hạn Chế Tác Động Tiêu Cực Của Phụ Phí GRI

II.Outbound logistics là gì?

1. Outbound logistics là gì?

Outbound logistics hay logistics đầu ra là quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa đến cửa hàng, người tiêu dùng cuối cùng.

Quy trình hoạt động Outbound logistics

Bước 1: Nhận đơn đặt hàng (Customer Order): khách hàng đặt hàng qua các kênh bán hàng của doanh nghiệp.

Bước 2: Xử lý đơn hàng : doanh nghiệp kiểm tra nguồn hàng (hàng tồn kho) để thực hiện đơn hàng liệu nguồn hàng tồn kho có đủ để đáp ứng được đơn hàng hay không?

Bước 3: Doanh nghiệp xác nhận đơn hàng, chuyển hàng tồn kho vào kho chính để thay thế sản phẩm bán.Bước 4: Nhân viên kho chọn hàng từ kho dự trữ để hoàn tất đơn hàng.Bước 5: Nhân viên đóng gói, dán nhãn và xếp hàng lên xe tải để vận chuyển.
Bước 6: Đơn hàng được vận chuyển và hệ thống ghi nhận, cung cấp thông tin cho khách hàng.
Bước 7: Đơn hàng được giao từ nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Ngoài ra, Outbound logistics cũng có thể sử dụng hệ thống kiểm kê “just in time”, để đưa ra quyết định sản xuất, đặt hàng nguyên vật liệu và cung cấp sản phẩm để giao cho khách hàng.

2. Vai trò của Outbound logistics trong chuỗi cung ứng?

Outbound logistics tối ưu hóa địa điểm, thời gian, doanh thu và chi phí logistics trong giai đoạn đầu ra. Họ chọn phương thức vận chuyển hiệu quả về chi phí. Đồng thời, đảm bảo hàng hóa không hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Hàng hóa phải được giao đúng thời gian quy định.

Các doanh nghiệp thường thuê ngoài logistics. Điều này giúp họ tập trung vào sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Ngoài ra, họ có thể tập trung vào các hoạt động như bán hàng, marketing.

III. Sự Khác Biệt Giữa Inbound Logistics Và Outbound Logistics

 

Giống nhau: Inbound Logistics và Outbound Logistics đều là 2 phân đoạn không thể thiếu trong hoạt động Logistics.

Khác nhau:

Tiêu chí Inbound Logistics Outbound Logistics
Phân đoạn trong chuỗi cung ứng Đầu vào Đầu ra
Tập trung  Cung ứng Nhu cầu
Vai trò Tiếp nhận  Giao hàng
Mục tiêu

Tối ưu Just in time (JIT).  Tức là đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng nơi, đúng thời điểm cần thiết.

Đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguyên liệu để duy trì hoạt động sản xuất.

Tối ưu chi phí, lựa chọn các phương thức vận chuyển có hiệu quả về chi phí. Đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng và có thể giao hàng trong khung thời gian quy định.
Mối quan hệ Giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất Giữa nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng cuối cùng
Hoạt động chủ yếu Thu mua, lưu trữ và vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất. Đóng gói và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng.
Hoạch định chiến lược Cung cấp nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho nhà máy để sản xuất sản phẩm. Đáp ứng nhu cầu khách hàng, hỗ trợ quá trình bán hàng để tăng lợi nhuận.

IV. Kết luận

Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược cung ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí. Hy vọng qua bài viết Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?,  VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy để lại bên dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha!!!

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

TOP NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN LOGISTICS PHỔ BIẾN

Một sự chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn thì vô cùng cần thiết. Ngoài những kiến thức được học trên trường thì các kiến thực tế là một điểm cộng rất lớn cho ứng viên. Vì vậy, hôm nay Vietlog sẽ “mách” cho bạn “TOP NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN LOGISTICS PHỔ BIẾN“. Đặc biệt, bài viết này sẽ dành cho các bạn chuẩn bị phỏng vấn vị trí nhân viên chứng từ hải quan.

1.Đối với nhân viên Logistics, làm cách nào để dịch tên hàng chuẩn xác nhất ?

Trong khai báo hải quan không được tự ý dịch giùm tên hàng hóa giùm khách. Tên hàng phải do khách hàng cung cấp hoặc bộ phận kỹ thuật của công ty gửi, hoặc là 1 người nào đó am hiểu về mặt hàng này. Trong nghiệp vụ hải quan đừng bao giờ nghĩ chữ HELLO có nghĩa là xin chào mà nó có thể là 1 nghĩa khác. Vì vậy, không thể dựa vào tên hàng tiếng anh trên chứng từ để dịch ra tiếng việt, dịch không đúng nghĩa sẽ dẫn đến áp sai mã HS code dẫn đến khai sai thuế suất

2. Nếu hàng  không có CO, khi điền xuất xứ thì mình xem nước xuất hàng đi đúng không? 

KHÔNG, xuất xứ phải xem trên các chứng từ  có thể hiện hay không. Nếu không có thì hỏi lại, nước xuất hàng chưa chắc là xuất xứ của hàng.

Ví dụ: Việt Nam mua hàng từ Nhật Bản, sau đó Việt Nam xuất mặt hàng này đi Thái Lan. Vì vậy nước xuất xứ là Nhật Bản, Việt Nam chỉ là nước xuất khẩu. Lưu ý rằng, việc khai sai xuất xứ có thể khiến doanh  nghiệp bị phạt

3. Cách lựa chọn mã biểu thuế xuất nhập khẩu.

  •  Nếu hàng có CO ưu đãi : tức là thuế thuộc ưu đãi đặc biệt. Chúng ta cần kiểm tra đó là CO form gì để  lựa chọn mã biểu thuế phù hợp

VD form D, mã B04, form E mã B05

  • Nếu không có CO và nước xuất xứ của hàng nằm trong 173 nước có mối quan hệ tối huệ quốc với Việt Nam thì chọn B01. Xem công văn số 1530/TCHQ-TNXK ngày 23/03/2018.
  • Nếu không nằm trong 173 nước đó thì thuế Nhập khẩu = 150% thuế MFN (thuế ưu đãi) => chọn mã biểu thuế B03 => ở mục thuế suất  nhập tay thuế suất vào bằng cách double click dòng hàng lên, ở ô thuế suất nó để màu vàng thì mình F2 rồi nhập thuế vào.

Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK

Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công

Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)

Face: Xnk Thực Tế Vietlog

Cách tính cước vận chuyển bằng đường hàng không dễ hiểu nhất

Nếu bên em muốn vận chuyển kiện hàng nặng 50kg nhưng khá là cồng kềnh thì tính theo khối lượng có bị thiệt cho nhà vận chuyển không , hoặc em có một kiện hàng khá là bé nhưng cũng nặng 50kg thì em nên tính theo trọng lượng thực tế hay kích thước ạ . Đây cũng là vấn đề mà bên nhà vận chuyển hay bên muốn gửi hàng cũng phải nắm thật kĩ để tránh thất thoát khi tính chi phí . Hôm nay Vietlog sẽ đồng hành cùng mọi người trong cách tính cước vận chuyển bằng đường hàng không nhé.

1.Lợi ích việc sử dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • Vận chuyển hàng hóa với tốc độ nhanh đặc biệt là khi cần giao hàng hóa nhanh, hàng hóa đặc biệt hoặc tài liệu khẩn cấp
  • Thường vận chuyển những thực phẩm tươi sống như rau củ, hải sản tươi sống…
  • Các mức tính cước vận tải hàng không

Minimum (M/Min )

Normal (N/-45)

+45

+250/+300

+500 +1000
1-10kg 11-44kg 45-99kg 250-499kg
300-499kg
500-999kg

2.Cách tính cước vận chuyển đường hàng không 

-Kí hiệu 

  • CBM : Cubic Meter – Mét khối
  • GW: Gross Weight – Trọng lượng cả bì ( Khối lượng thực tế )
  • NW: Net Weight – Trọng lượng tịnh  
  • VW : Volume Weight-Trọng lượng quy đổi từ thể tích ( Khối lượng theo thể tích )
  • Cước vận chuyển đường hàng không  ( USD)=Đơn giá cước  x Khối lương tính cước

Air Freight                             (USD)  =     Unit price          x Charge weight

Trong đó :

Để có được Charge weight ( Khối lượng tính cước ): so sánh khối lượng thực tế ( GW) và khối lượng theo thể tích ( VW ) của lô hàng , số nào lớn hơn chính là CW

Gross Weight Volume Weight
Với Gross Weight : Khối lượng gói hàng = Trọng lượng thực tế  Cách 1

  • VW ( Volume Weight )= CBM x 167
  • CBM= (Dài x Rộng x Cao )x số lượng kiện, đơn vị là Mét 
  • 1 CBM = 167 Kg
Với Gross Weight : Khối lượng gói hàng = Trọng lượng thực tế  Cách 2 

  • VW (Volume Weight)=Thể tích hàng /6000
  • Thể tích hàng =((Dài ( D) x Rộng (R )x Cao (C ) )x số lượng kiện..Đơn vị là cm 
  • Hàng chuyển phát nhanh VW=Thể tích hàng /5000
  • Ví dụ cụ thể

Ví dụ 1. Kích thước của kiện hàng : 60 (cm ) x 50 (cm )x 40 (cm)

Trọng lượng hàng : 40kgs

Minh họa 1 bảng báo giá cước hàng không bạn được nhận

AOL AOD AIRLINE AIRFREIGHT (USD )-(ALL IN )
MIN -45 +45 +100 NOTE FREQ
SGN LAX CX 60 5.0 4.3 4.0

 

Tính :

 Khối lượng theo thể tích = (60 x 50 x 40 )/6000=20kg

Khối lượng hàng: 40kg

=> Khối lượng theo thể tích < nên Khối lượng hàng nên Khối lượng tính cước ( CW) là 40kg

CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG =Gía cước hàng không x Khối lượng tính cước

                                                                   =5.0                                x 40

                                                                   =200 USD

>>>Xem thêm : Cách Tính Cước Vận Chuyển Đường Biển Dễ Hiểu Nhất

Ví dụ 2 :

Minh họa 1 bảng báo giá cước hàng không bạn được nhận

AOL AOD AIRLINE AIRFREIGHT (USD )-(ALL IN )
MIN -45 +45 +100 NOTE FREQ
SGN LAX CX 60 5.0 4.3 4.0

 

Kích thước của kiện hàng : 0.57m x 0.37m x 0.44m

Khối lượng hàng thực tế : 14kg

Tính:

Khối lượng theo thể tích = (0.57×0.37×0.44)x 167=15.5kg

Khối lượng hàng:14kg

=> Khối lượng theo thể tích> Khối lượng hàng nên Khối lượng tính cước ( CW) là 15.5kg

CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG =Gía cước hàng không x Khối lượng tính cước

                                                                     =5.0                          x 15.5

                                                                      =77.5 USD

3.Kết Luận

Trên đây là chia sẻ về cách tính cước hàng hóa trong vận tải hàng không. Các bạn tham khảo nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dễ hiểu nhất

Trong vận tải đường biển và đường hàng không, các phương thức tính cước có sự khác biệt rõ rệt, vì đặc thù của mỗi loại hình vận chuyển. Hôm nay, Vietlog sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính cước vận chuyển đường biển (sea freight), từ đó bạn có thể áp dụng các phương pháp phù hợp để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp của mình.

>>>Xem thêm : Cách Tính Cước Vận Chuyển Bằng Đường Hàng Không Dễ Hiểu Nhất

1.Cước vận chuyển đường biển là gì ?

     Cước vận chuyển đường biển là chi phí doanh nghiệp phải trả để chuyển hàng từ người gửi đến người nhận qua đường biển, dựa trên đơn vị container hoặc CBM. Giá cước có thể thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách giữa các tuyến đường, do đó không cố định.

2.Cách tính cước vận chuyển đường biển như thế nào ?

-Hàng FCL (hay là hàng nguyên container) :Tính cước theo loại cont

  • Đơn vị tính cước hàng FCL là tính trên container (tùy từng loại cont).
  • Người ta thường Dựa vào 3 yếu tố để đặt chỗ chọn loại cont cho phù hợp
  1.  Kích thước kiện hàng đóng vào cont.
  2. Trọng lượng hàng so với trọng lượng cont cho phép
  3. Số CBM của lô hàng so với số CBM tối đa của cont
  • Công thức đối với FCL là Giá cước tổng = Giá cước 1 cont x Số lượng cont  ( tính trên các container có cùng kích thước )
  • Lưu ý : Nếu lô hàng có nhiều loại container thì tính giá cước từng loại cont sau đó cộng lại để ra được cước tổng của lô hàng.

   –Hàng LCL – Hàng lẻ: hàng được đóng vào container nhưng đóng chung với hàng hóa của các chủ hàng khác (1 container có hàng của nhiều chủ hàng khác nhau)

   Cách tính cước vận chuyển hàng LCL.

  • Bước 1.Tính CBM theo trọng lượng của kiện hàng.1CBM = 1 tấn
  • Bước 2 Tính CBM quy từ thể tích kiện.Trong đó CBM =Dài x rộng x cao (m).
  • Bước 3. So sánh CBM theo trọng lượng của kiện và CBM quy từ thể tích, số nào lớn hơn lấy số đó tính cước
  • Bước 4 :Cước vận chuyển = giá cước tính trên CBM x CBM tính cước

    -Ví dụ 
 Kích thước của một kiện hàng là Dài: 2.7m x Rộng: 1.2m x Cao: 2m .Trọng lượng cân được 2 tấn.Cước vận chuyển HCM đến Rotterdam là $5/CBM.

   -Tính :

  • CBM theo trọng lượng=2 tấn = 2 CBM
  • CBM quy từ thể tích thực =2.7 x 1.2 x 2 =6.48 CBM
  • So sánh :  CBM thực của kiện 2CBM < CBM quy từ thể tích kiện 6.48 CBM => Chọn 6.48 CBM là CBM tính cước .
  • Cước vận chuyển = 6.48 x 5=32.4  USD

3.Kết Luận

Trên đây là chia sẻ về cách tính cước hàng FLC và LCL trong vận tải đường biển. Các bạn tham khảo nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog

 

QUY TRÌNH LẤY BOOKING

Booking là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Theo đó Booking là việc chủ hàng đặt chỗ với hãng tàu vận chuyển quốc tế. Thông thường khách hàng (người xuất khẩu/ nhập khẩu) sẽ lấy booking này từ các Forwarder/công ty logistics hoặc lấy trực tiếp từ hãng tàu, airline. Vậy QUY TRÌNH LẤY BOOKING là gì? Các bạn theo dõi nhé!

1. NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG TRÊN BOOKING

Đối nhân viên xuất nhập khẩu, các bạn cần nắm rõ các tiêu chí sau trên booking như:

  • Tên tàu/số chuyến: xác định con tàu đầu tiên load hàng lên, khai báo con tàu đấy
  • Port of loading: cảng xếp
  • Port of destination: cảng đích
  • Cut-off SI/VGM
  • Cut-off CY: Thời hạn cuối cùng thanh lý lô hàng đó
  • Có chuyển tải hay không: Tranship(lưu ý: nên đọc thêm phần chú ý của hãng tàu để tránh nhầm lẫn cảng chuyển tải

2. QUY TRÌNH LẤY BOOKING

Trước tiên, doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu, lấy báo giá cước tàu và phụ phí, lấy lịch tàu, tuyến cần đi và thương lượng về giá cả vận chuyển.

Doanh nghiệp cần check giá từ 3-4 đại lý/ hãng tàu để có được mức giá tốt nhất

Bước 1/ Doanh nghiệp gửi yêu cầu lấy booking

 Sau khi chốt lịch xuất hàng, nhà xuất khẩu gửi yêu cầu lấy booking bao gồm các thông tin của lô hàng như cảng đi, cảng đến, số lượng, loại cont, ngày dự định đi, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng- hạ cont, về free time cảng đi cảng đến…

Đối với hàng nhập theo điều kiện nhóm E,F. Consignee sẽ nhận thông tin chi tiết hàng hóa từ shipper, sau đó sẽ liên hệ với agent tại đầu nước ngoài lấy booking, xác nhận lại lịch tàu với shipper. 

Bước 2/ Hãng tàu gửi booking confirmation

Sau khi hãng tàu/ đại lý kiểm tra chỗ và gửi giá cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đồng ý thì sẽ được hãng tàu/ đại lý cấp booking, họ sẽ gửi booking confirmation và packing list, theo form của hãng.

Bước 3/ Duyệt lệnh tại văn phòng của hãng tàu/ qua mail sau đó lấy cont rỗng đóng hàng.

– Sau khi có booking, trước ngày đóng hàng bạn liên hệ với hãng tàu để duyệt lệnh, có hãng sẽ duyệt qua mail, có hãng sẽ duyệt trực tiếp tại văn phòng của hãng tàu theo chỉ dẫn trên booking.

Duyệt lệnh  nhằm xác nhận với hãng tàu bạn đã đồng ý lấy container và seal. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hãng tàu sẽ không cần duyệt lệnh lấy cont rỗng. 

Bước này chú ý rằng bạn phải nói với nhà xe lấy container sạch, tốt không phải sửa chữa. Nếu lấy container hư mà vẫn ký vào phiếu Eir thì có thể sau này bạn phải tốn phí sửa chữa container.

>> Xem thêm: “C/O VÀ CÁCH KHAI BÁO C/O TRÊN TỜ KHAI NHẬP KHẨU

3. KẾT LUẬN

Trên đây là chia sẻ của Vietlog về việc lấy booking tàu. Hiện tại, nếu bạn không chú ý các thông tin chi tiết trên đây sẽ rất dễ dẫn đến việc không đặt được booking và phải đối mặt với nguy cơ rớt tàu. Vì vậy, các bạn đặt biệt lưu ý nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề xu thành công
  • Zalo / phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Facebook: Xnk Thực Tế Vietlog

 

C/O VÀ CÁCH KHAI BÁO C/O TRÊN TỜ KHAI NHẬP KHẨU

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó giúp doanh nghiệp giảm một phần thuế nhập khẩu. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô “mô tả hàng hóa” theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Tuy nhiên, đối với các bạn mới vào nghề, đôi khi sẽ thấy lúng túng khi khai báo C/O. Vì vậy, Vietlog hôm nay sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn về ” CÁCH KHAI BÁO C/O TRÊN TỜ KHAI NHẬP KHẨU“.

I. Khái niệm về C/O

C/O (Certificate of Origin): giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan, các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước. C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

II. CÁCH KHAI BÁO CO TRÊN TỜ KHAI NHẬP KHẨU

  1. 𝐂𝐨́ 𝐂/𝐎 𝐭𝐚̣𝐢 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐨̛̀ 𝐤𝐡𝐚𝐢

 Người khai hải quan phải khai số, ngày C/O trên tờ khai hải quan (phần ghi chú) + chọn mã biểu thuế nhập khẩu phù hợp với loại C/O ưu đãi

  • C/O điện tử =>  ##DDMMYYYYZZZZZZZZZZ##
  • C/O AK hoặc KV =>  &&AK/KV/DDMMYYYY ZZZZZZZZZZ&&
  • C/O giấy =>  Hàng có C/O form…. Ngày….

Trong đó: DDMMYYYY (8 ký tự) là ngày cấp C/O

  • DD: Ngày
  • MM: Tháng
  • YYYY: Năm
  • ZZZZZZZZZZ (không giới hạn ký tự) là số tham chiếu C/O
  1. 𝐍𝐨̛̣ 𝐂/𝐎: 𝐓𝐚̣𝐢 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐨̛̀ 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐜𝐨́ 𝐂/𝐎 (𝐝𝐨 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̂́𝐩 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐩𝐡𝐢́𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐚́𝐧 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐤𝐢̣𝐩 𝐂/𝐎)

Phải khai trên tờ khai hải quan (Doanh xin nợ C/O mẫu ….)

Ghi No C:o

  • Người khai hải quan khai báo trên tờ khai nhập khẩu với mức thuế nhập khẩu không có C/O (B01)
  • Người khai hải quan phải khai tờ khai bổ sung, tính lại thuế ưu đãi đặc biệt trên VNACCS (AMA)
  • Nộp C/O cho Chi Cục Hải Quan trong thời hạn quy định
  • Chi Cục Hải Quan kiểm tra C/O, Tờ khai KBS (AMA),  Chấp nhận  Phê duyệt tờ khai bổ sung, phản hồi doanh nghiệp
  • Người khai hải quan làm thủ tục hoàn tiền thuế nộp thừa.

>> Xem thêm: CÁC RỦI RO KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP TRUNG QUỐC

III. KẾT LUẬN

Trên đây là hướng dẫn khai báo C/O trên tờ khai nhập khẩu, các bạn lưu ý nhé. Bài viết sắp tới, Vietlog sẽ hướng dẫn các bạn làm thủ tục hoàn thuế và các thao tác trên MGH, các bạn theo dõi nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề xu thành công
  • Zalo / phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Facebook: Xnk Thực Tế Vietlog

CÁC RỦI RO KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP TRUNG QUỐC

Hiện nay Trung Quốc là quốc gia chiếm phần lớn sản lượng xuất nhập khẩu ở nước ta. Sự thương mại hóa toàn cầu đã giúp cho thủ tục xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với việc nhập hàng từ Trung Quốc về vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp Việt Nam. Các bạn đã và đang theo đuổi vị thu mua quốc tế, cần phải chú ý để tránh những sai lầm đáng tiếc. 

>> Xem thêm: DAYNAMEZ VÀ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN ĐƠN VỊ LOGISTICS

1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

  • Về thị trường nhập khẩu hàng hóa quý I/2024, Trung Quốc  là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Trung Quốc được đánh giá là đối tác thương mại có thị trường NK lớn nhất của Việt Nam.
  • Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia

2. MỘT SỐ RỦI RO KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP TRUNG QUỐC 

  • Hàng mẫu và hàng thật không giống nhau

Những trường hợp thường gặp như: gửi thiếu hàng hóa, sai khác về màu sắc, hàng hóa kém chất lượng. Để tránh việc nhận hàng sai sót các bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của nhà cung cấp. Chẳng hạn như địa chỉ trụ sở, nhà máy, năng lực hoạt động, các đánh giá hoặc thời gian hoạt động của công ty đấy. Đối với những lô hàng đầu tiên, nên nhập nhỏ lẻ để đánh giá chất lượng chung. Sau đó đưa ra đánh giá, góp ý cho nhà cung cấp.

  • Sai sót trong khâu làm thủ tục hải quan

Nếu nhà cung cấp không hoàn thành bộ chứng từ và gửi trước khi hàng về thì bạn sẽ không nhận được hàng và có nguy cơ phải trả tiền DEM, storage. Có một số nhà cung cấp chưa từng xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam thì sẽ gặp khó khăn khi làm chứng từ, đặc biệt là C.O Form E.  Vì vậy, các bạn nên kiểm tra nhà cung cấp đó đã từng phát hành CO form E hay chưa? Khuyến khích họ hoàn thành bộ chứng từ càng sớm càng tốt để tránh việc chậm trễ việc nhận hàng.

  • Lựa chọn điều kiện mua bán hàng hóa Incoterms

Việc lựa chọn điều kiện Incoterms có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, giá thành sản phẩm và phương thức  thanh toán. Người mua có thể đàm phán và lựa chọn các điều kiện nhóm E và nhóm F. Điều đó sẽ đảm bảo an toàn hàng hóa của bạn hơn và có thể giành quyền kiểm soát hàng.

  • “Nhập nhằng” trong việc thanh toán

Có rất nhiều trường hợp người mua đã thanh toán toàn bộ nhưng nhà cung cấp không chịu gửi hàng. Để tránh “tiền mất tật mang” và “bị lợi dụng” dòng tiền, bạn nên đàm phán, chia nhỏ các khoản thanh toán thành nhiều lần. Hình thức thanh toán phổ biến nhất là T/T.  Thanh toán lần 1 cọc 30%, thanh toán lần 2 là 40% khi nhận được Bill of lading và thanh toán phần còn lại sau khi nghiệm thu hàng hóa.

3. KẾT LUẬN

Trên đây là chia sẻ về một số kinh nghiệm trong việc mua bán hàng hóa với nhà cung cấp Trung Quốc. Các bạn tham khảo nhé.

  • Vietlog– Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog