Quy Trình Booking Cho Một Lô Hàng Xuất Nhập Khẩu

Quy Trình Booking Cho Một Lô Hàng Xuất Nhập Khẩu

 

Booking là một thủ tục quan trọng trong quy trình xuất, nhập khẩu một lô hàng. Vậy Booking là gì? Quy trình Booking cho một lô hàng xuất nhập khẩu diễn ra như thế nào? Hãy cùng VIETLOG khám phá ngay thôi!

I. Booking là gì?

Theo đó Booking là việc chủ hàng đặt chỗ với hãng tàu vận chuyển quốc tế (hãng tàu chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu). Thông thường khách hàng (người xuất khẩu/ nhập khẩu) sẽ lấy booking này từ các Forwarder/công ty logistics (công ty làm dịch vụ giao nhận hàng hóa) hoặc lấy trực tiếp từ hãng tàu, airline.

II. Các bước lập Booking cho lô hàng

Bước 1: Xác định phương thức vận chuyển

– Xác định dựa vào tính chất và những yêu cầu đặc biệt của lô hàng để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.

  • Đối với hàng hóa dễ hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn→ Ưu tiên các phương thức có tính nhanh chóng. Ví dụ:  Đường hàng không
  • Đối với hàng hóa giá trị cao như đồ trang sức, mĩ nghệ, đá quý hảo hạn, vắc-xin,…—> Thường được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo tính nhanh, chính xác và an toàn cho hàng hóa.
  • Đối với hàng hóa quá khổ hoặc quá trọng lượng như máy móc công nghiệp, ô tô, thức ăn gia súc,…—> Chủ yếu đi đường biển
  • Đối với hàng hóa có tính chất độc hại, nguy hiểm như hóa chất độc hại, nhiên liệu dễ cháy nổ, hàng hóa quân sự,…—> Chủ yếu đi đường biển
  • Đối với hàng hóa thông thường như hàng may mặc, nguyên liệu để sản xuất thông thường,…—> Tùy thuộc chi phí và thời gian yêu cầu 

>>Xem thêm: Hiểu Ngay Về Phương Thức Thanh Toán L/C Nhanh Chóng

Quy Trình Booking Cho Một Lô Hàng Xuất Nhập Khẩu
Quy Trình Booking Cho Một Lô Hàng Xuất Nhập Khẩu

Bước 2: Yêu cầu báo giá

Sau khi xác định phương thức vận chuyển, chốt đơn vị vận chuyển, thời gian xuất hàng cụ thể, nhà xuất khẩu gửi yêu cầu lấy booking bao gồm các thông tin của lô hàng: Ngày dự kiến đi, cảng đi, cảng đến, số lượng, loại cont, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng – hạ cont, về free time cảng đi, cảng đến…

Những thông tin cần chú ý trên Booking 
  • Đối với Booking đường hàng không

– Hành trình

– Tên chuyến bay

– Ngày khởi hành

– Cut off ( Closing time)

– Nơi tập kết hàng chờ xuất

  • Đối với Booking đường biển- LCL

– Hành trình

– Tên tàu/ Số chuyến

– Ngày khởi hành

– Cut off ( Closing time)/ SI/ VGM

– Kho CFS

  • Đối với Booking đường biển- FCL

– Hành trình

– Tên tàu/ Số chuyến

– Ngày khởi hành

– Thông tin lấy cont rỗng 

– Thông tin hạ cont hàng

– Cut off hàng hóa

– Cut off ( Closing time)/ SI/ VGM

– Free time

Bước 3: Nhận báo giá

Bên dịch vụ phản hồi lịch bay/ lịch tàu, thời gian cut off, giá cước vận chuyển

Bước 4: Booking confirmation

Lựa chọn dịch vụ—> Yêu cầu Booking

Bước 5: Giao hàng

Vận Chuyển hàng đến sân bay/ tới kho CFS( với hàng LCL) và làm các thủ tục khác.

Riêng với hàng FCL: Sau bước 4, còn một bước nữa là Lấy cont rỗng→ Duyệt lệnh Booking—> Cấp cont rỗng, chọn vỏ cont và mang về kho đóng hàng.

III. Kết Luận

Quy trình Booking cho một lô hàng có thể đi kèm với các bước khác tùy thuộc vào yêu cầu và quy định của từng công ty vận chuyển và cảng. Chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ và làm việc chặt chẽ với các đối tác để đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!! Hy vọng VIETLOG đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích! Đừng ngần ngại mà hãy để lại những phản hồi của bạn dưới phần bình luận nha!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

div#stuning-header .dfd-stuning-header-bg-container {background-size: initial;background-position: top center;background-attachment: initial;background-repeat: initial;}#stuning-header div.page-title-inner {min-height: 650px;}#main-content .dfd-content-wrap {margin: 0px;} #main-content .dfd-content-wrap > article {padding: 0px;}@media only screen and (min-width: 1101px) {#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars {padding: 0 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child {border-top: 0px solid transparent; border-bottom: 0px solid transparent;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width #right-sidebar,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width #right-sidebar {padding-top: 0px;padding-bottom: 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel {margin-left: -0px;margin-right: -0px;}}#layout .dfd-content-wrap.layout-side-image,#layout > .row.full-width .dfd-content-wrap.layout-side-image {margin-left: 0;margin-right: 0;}
zalo-icon