Đầy đủ quy trình xin cấp giấy Chứng nhận xuất xứ ( C/O)

Đầy đủ quy trình xin cấp giấy Chứng nhận xuất xứ ( C/O)

 

C/O là một loại chứng từ cực kỳ quan trọng trong xuất nhập khẩu mã ai cũng cần phải biết. Hiểu rõ đầy đủ quy trình xin cấp giấy Chứng nhận xuất xứ ( C/O) sẽ giúp cho công việc trở nên dẽ dàng hơn. Hãy cùng VIETLOG khám phá chủ đề hấp dẫn này nha!

1. C/O là gì?

Định nghĩa Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Theo  Khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP: Giấy chứng nhận xuất xứ- C/O ( Certificate of origin) là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

2.Tầm quan trọng của C/O

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

C/O là căn cứ để xác định nguồn gốc của hàng hóa, đảm bảo rằng hàng hóa đó được sản xuất ở đúng quốc gia mà họ mong muốn.

Xác định xuất xứ hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã ký kết giữa cacs quốc gia.

C/O cũng là bằng chứng cho việc doanh nghiệp nhập khẩu tuân thủ quy định của quốc gia.

Đối với cơ quan chính phủ:

C/O giúp cơ quan Hải quan và các cơ quan chính phủ liên quan quản lý hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo rằng hàng hóa tuân thủ chính sách quốc gia.

Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: trong trường hợp hàng hóa nước này được giá giá tại thị trường nước khác, xác định xuất xứ giúp xử lí tốt hai vấn đề trên.

Đối với thị trường và nền kinh tế

Xúc tiến thương mại

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Xác định nguồn gốc hàng hóa giúp việc biên soạn số liệu thống kê thương mại với quốc gia hoặc khu vực trở nên dễ dàng hơn. TYển cơ sở đó mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

Đối với người tiêu dùng:

C/O đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.

Xem thêm: FOB là gì? FOB price là gì? Phân biệt FOB và CIF

Đầy đủ quy trình xin cấp giấy Chứng nhận xuất xứ ( C/O)
Đầy đủ quy trình xin cấp giấy Chứng nhận xuất xứ ( C/O)

3.Quy trình đầy đủ trước khi xin C/O

Bước 1: Kiểm tra xem hàng hóa đó có xuất xứ thuần túy ( xuất xứ toàn bộ ) theo quy định không.

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS ( dựa vào tờ khai) của hàng hóa xuất khẩu.

Lưu ý: 4 hoặc 6 số HS đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Bước 3: Xác định giữa nước nhập khẩu đó và Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do FTA nào hay không; Mục đích để lựa chọn form C/O phù hợp với mức thuế ưu đãi. Nếu có, chuyển sang bước 4;

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn gia công chế biến đơn giản theo quy định hay không. Nếu có thì sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển qua bước 5;

Bước 5: So sánh mức thuế suất ưu đãi để chọn mẫu C/O phù hợp( nếu có), để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi  thuế nhập khẩu thấp nhất;

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

Ví dụ:

Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật. Để xin cấp giấy chứng nhận C/O, cần xét xem giữa Việt Nam với Nhật Bản có ký kết hiệp định FTA nào không? Nhận thấy có 2 hiệp định bao gồm:

+ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Japan—sử dụng C/O form AJ

+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Japan—sử dụng C/O form VJ

Sau đó xét 2 form này để chọn ra form hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt thấp hơn. Rồi xét xem sản phẩm có đáp ứng các điều kiện của form được chọn hay không.

4.Quy trình xin cấp C/O cụ thể tại Bộ công thương

Dưới đây là quy trình các bước thực hiện để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Riêng xin cấp C/O tại VCCI có một số điểm khác biệt cần lưu ý:

Riêng đối với C.O tại VCCI doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký hồ sơ thương nhân và khai báo C.O trên web https://covcci.com.vn/.

 

5.Hồ sơ đề nghị cấp C/O

Theo Điều 15, Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( sau khi C/O cấp số, tự động in đơn trên web hoặc theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên;
  • Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu;
  • Bản sao hóa đơn thương mạị;
  • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương;
  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc không ưu đãi;
  • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước;
  • Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Trong TH cần thiết, nộp bổ sung: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);

6.Kết Luận

Giấy chứng nhận C/O góp phần đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan thuận lợi và hợp pháp. Từ đó hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của bạn đạt hiểu quả cao hơn. Hãy lưu lại những thông tin quan trọng để áp dụng bạn nhé! Hy vọng bài viết này của VIETLOG sẽ hữu ích với bạn.

  • Vietlog- Trao kinh nghiệm, trao việc làm trong lĩnh vực XNK
  • Nơi giúp hàng trăm sinh viên bước vào nghề XNK thành công
  • Zalo/ phone tư vấn: 0326142207 ( Ms Xuan)
  • Face: Xnk Thực Tế Vietlog
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

div#stuning-header .dfd-stuning-header-bg-container {background-size: initial;background-position: top center;background-attachment: initial;background-repeat: initial;}#stuning-header div.page-title-inner {min-height: 650px;}#main-content .dfd-content-wrap {margin: 0px;} #main-content .dfd-content-wrap > article {padding: 0px;}@media only screen and (min-width: 1101px) {#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars {padding: 0 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child {border-top: 0px solid transparent; border-bottom: 0px solid transparent;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width #right-sidebar,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width #right-sidebar {padding-top: 0px;padding-bottom: 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel {margin-left: -0px;margin-right: -0px;}}#layout .dfd-content-wrap.layout-side-image,#layout > .row.full-width .dfd-content-wrap.layout-side-image {margin-left: 0;margin-right: 0;}
zalo-icon