Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thanh Toán Bằng L/C

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thanh Toán Bằng L/C

 

 

Thư tín dụng chứng từ L/C là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay, đây là hình  thức mà Ngân hàng thay mặt Người  nhập  khẩu  cam  kết với  Người  xuất  khẩu/Người cung cấp hàng hóa sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu vào thời điểm cụ thể  người  xuất  khẩu/người  cung  cấp hàng hóa xuất trình đúng những chứng từ phù hợp với  quy  định trong L/C đã được NH  mở  theo yêu cầu của người nhập khẩu. Vậy “Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thanh Toán Bằng L/C” là gì?, sau đây VIETLOG sẽ cùng bạn khám phá ngay nha!

I. Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)

  • Đối tượng xin mở L/C (Applicant): Người mua/ người nhập khẩu hàng hóa.
  • Đối tượng  hưởng lợi L/C (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua khi xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

II. Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C

  • Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền từ người mua
  • Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
  • Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
  • Phù hợp với các giao dịch chưa có độ tin cậy cao: khách hàng mới, thị trường mới.

>>Xem thêm: Hiểu Ngay Về Phương Thức Thanh Toán L/C Nhanh Chóng

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thanh Toán Bằng L/C
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thanh Toán Bằng L/C

III. Các loại thư tín dụng chứng từ (L/C)

Thông thường có 4 loại thư tín dụng chứng từ phổ biến nhất đó là:

Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): tức sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa  hoặc  hủy  bỏ  có thể  tiến hành một cách đơn phương.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): tức sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên có liên quan.

Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) : Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

IV. Những lưu ý quan trọng khi thanh toán L/C:

 1. Kiểm tra chung khi vừa nhận được LC

 Kiểm tra tính chân thực của L/C. 

   L/C có thể bị làm giả, vì vậy phải kiểm tra L/C thật kỹ nếu bạn nhận được L/C từ bên khác, không phải ngân hàng thông báo thì cần liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để xác nhận rõ thông tin.

Kiểm tra tổng quát về nội dung L/C. 

Bạn hãy kiểm tra những thông tin có trên L/C có đầy đủ các mục, các phần, các điều kiện như đã thỏa thuận trước đó không để chỉnh sửa kịp thời, tránh những rắc rối phát sinh về sau.

2. Check kỹ  chi tiết từng nội dung của L/C

Nếu L/C không nêu rõ là loại nào thì mặc định được xem là L/C không hủy ngang.

Các điểm khác trong L/C cần kiểm tra gồm:

  • Check thời hạn có  đúng với thỏa thuận từ trước giữa 2 bên không.
  • Kiểm tra thông tin của người bán và người mua, đảm bảo các thông tin chính xác và đầy đủ
  • Kiểm tra các sai sót về mặt hình thức của L/C, như giấy bị biến dạng, in biến dạng nội dung L/C, sai sót về chính tả, giá, con số, câu chữ, ngày tháng,… hay không?
  • Kiểm tra cơ sở điều kiện giao hàng của L/C. Đảm bảo điều kiện Incoterms trong L/C đúng với điều kiện đã ký kết trong hợp đồng thương mại.

Và cuối cùng là check về khả năng có thể đáp ứng theo yêu cầu của L/C hay không? Vì L/C yêu cầu người bán phải giao đúng, đủ , kịp thời bộ chứng từ thì mới được thanh toán tiền, nếu vi phạm ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền cho nhà sản xuất. Do đó cần kiểm các nội dung trên L/C cần chính xác và đồng nhất với các loại chứng từ khác. 

V. Giải pháp phòng tránh các tranh chấp xảy ra

Thứ 1

Trước khi đưa LC trở thành phương thức thanh của mình các bên cần có sự tham vấn bởi các cá nhân, tổ chức có chuyên môn về hồ sơ và chứng từ 

Thứ 2:

Hiểu rõ các điều khoản của L/C

– Các điều khoản chính: Ngân hàng mở L/C, thời hạn hiệu lực, số tiền, loại hàng hóa, chứng từ yêu cầu, điều kiện thanh toán…

– Các điều khoản phụ : Quy tắc Incoterms, bảo hiểm, kiểm tra hàng hóa, thời gian giao hàng… tương ứng với các điều khoản trên hợp đồng ngoại thương

=> Tốt nhất nên báo với đầu nhập khẩu gửi L/C bản nháp trước để check và confirm trước khi phát hành L./C gốc. Mục đích để kiểm soát xem có những bất lợi trong L/C ảnh  hưởng đến quá trình làm bộ chứng từ phía đầu xuất và có thể kịp thời báo để điều chỉnh.

Thứ 3:

Chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ và chính xác

– Hợp đồng mua bán: Phải trùng khớp với nội dung L/C.

– Invoice: Ngoài nội dung chính theo quy định, các thông tin thể hiện trên invoice tuân thủ theo hướng dẫn của L/C như dẫn chiếu số L/C, Ngày L/C, các thông tin tên hàng, số lượng, trị giá, người bán, người mua khớp với L/C.

– Bill of Lading: Phải ghi rõ tên tàu, cảng xếp hàng, cảng đến, số lượng container, trọng lượng hàng hóa… như quy định chuẩn của Bill. Ngoài ra cần note thêm các thông tin như L.C hướng dẫn như mục Cnee sẽ ghi :” to order of + tên ngân hàng phát hành L.C”, note rõ cước phí Collect hay Prepaid.

– Certificate of Origin: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngoài những thông tin cơ bản thường sẽ có dẫn chiếu thêm số L.C và ngày L.C

– Các chứng từ khác: Nếu có yêu cầu trong L/C (ví dụ: chứng nhận chất lượng, chứng nhận kiểm dịch, v.v.)

=>Lưu ý khi chuẩn bị bộ chứng từ xuất trình cần kiểm tra kỹ các chứng từ yêu cầu trên L/C và Sales contract có khác biệt không? Trong trường hợp chứng từ yêu cầu trên Sales contract yêu cầu nhiều hơn thì ưu tiên chuẩn bị theo Sales contract và ngược lại. 

Thứ 4:

Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện của L/C. 

– Thời gian xuất trình chứng từ: Phải thực hiện đúng theo quy định trong L/C.

– Nếu có bất kỳ thay đổi nào về thông tin hàng hóa, lịch trình giao hàng, cần thông báo ngay cho ngân hàng để được hướng dẫn.

 

Thứ 5:

Các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình kiến thức về phương thức thanh toán bằng L/C và tránh việc ỷ lại vào các ngân hàng.

VI. Giải pháp cụ thể giảm thiểu rủi ro 

1. Đối với người xuất khẩu (bên bán)

  • Bên bán có thể yêu cầu bên mua mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi và lịch sử hoạt động “sạch”.
  • Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ  nên sử dụng nhân sự giỏi để tránh trường hợp sửa L/C nhiều lần
  • Chọn đối tác làm ăn có thiện chí không làm khó hoặc lấy cơ bắt bẻ hay có mục đích xấu.
  • Thỏa thuận rõ và kiểm soát chặt chẽ những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng L/C
  • Nhà nhập khẩu phải được nhận vận đơn gốc để kiểm tra và đối chiếu với bộ chứng từ trên L/C
  • Chứng từ cần có chữ ký đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền ký phát.

2. Đối với người nhập khẩu (người mua)

  • Làm việc với đối tác uy tín đàm phán chặt chẽ về các điều kiện đóng gói giao hàng ( nên yêu cầu gửi bằng chứng xác thực qua ảnh, video về hàng hóa) hoặc có thể cử nhân viên qua trực tiếp giám sát quá trình đóng gói và vận chuyển
  • Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện hợp đồng
  • Nhiều trường hợp giá trị lớn 2 bên cùng phải ký quỹ ngân hàng trường hợp 1 trong 2 bên sai phạm thì bên còn lại vẫn được bồi thường
  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa và thỏa thuận rõ ràng bên nào sẽ mua bảo hiểm hàng hóa
    Áp dụng tỷ giá kỳ hạn khi thanh toán LC

3. Đối với ngân hàng phát hành

  • Thẩm định khách hàng, kiểm tra thông tin chi tiết, cẩn thận trước khi cấp hạn mức tín dụng. để đảm bảo khả năng tài chính, yêu cầu các thế chấp đảm bảo.

  • Kiểm tra uy tín Người thụ hưởng bằng các công vụ sẵn có như AML, danh sách khách hàng tốt của nhà nhập khẩu.
    Hàng hóa phải được mua bảo hiểm.

  • Nếu hàng giao bằng đường biển, phải yêu cầu trình đủ 3 bản vận đơn gốc, giao hàng theo lệnh và ký hậu để trống.

  • Nâng cao trình độ nghiệp vụ, sử dụng người có chuyên môn để tiến hành kiểm tra bộ chứng từ một cách tỉ mỉ, chi tiết.
    Thường xuyên cập nhật các thay đổi mới của ICC.

VII. Kết luận

Việc hiểu rõ phương thức thanh toán L/C có ý nghĩa quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của quá trình thanh toán và thực hiện hợp đồng. Đây cũng chính là phương thức thanh toán thường xảy ra lừa đảo, tranh chấp thương mại. Vì vậy, việc nắm bắt nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong hoạt động Logistics, Xuất nhập khẩu. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này! Hy vọng VIETLOG qua bài viết: “Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thanh Toán Bằng L/C” đã có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích! Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà để lại dưới phần bình luận cho Vietlog biết nha:)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

div#stuning-header .dfd-stuning-header-bg-container {background-size: initial;background-position: top center;background-attachment: initial;background-repeat: initial;}#stuning-header div.page-title-inner {min-height: 650px;}#main-content .dfd-content-wrap {margin: 0px;} #main-content .dfd-content-wrap > article {padding: 0px;}@media only screen and (min-width: 1101px) {#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars {padding: 0 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars > #main-content > .dfd-content-wrap:first-child {border-top: 0px solid transparent; border-bottom: 0px solid transparent;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width #right-sidebar,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width #right-sidebar {padding-top: 0px;padding-bottom: 0px;}#layout.dfd-portfolio-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel,#layout.dfd-gallery-loop > .row.full-width > .blog-section.no-sidebars .sort-panel {margin-left: -0px;margin-right: -0px;}}#layout .dfd-content-wrap.layout-side-image,#layout > .row.full-width .dfd-content-wrap.layout-side-image {margin-left: 0;margin-right: 0;}
zalo-icon